TÌM HIỂU BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, những triệu chứng cụ thể là gì và làm thế nào để phòng tránh? Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu tất tần tật về bệnh lý này nhé.

1. Giải đáp viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng vùng da thượng bì và trung bì bị kích thích bởi các yếu tố môi trường bên ngoài tiếp xúc vào da, biểu hiện qua các triệu chứng như cảm giác châm chích, ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng đau,…

Tỉ lệ mắc bệnh tùy thuộc vào từng môi trường và điều kiện sống khác nhau, có thể gặp ở tất cả các độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, một số thống kê cho thấy nguy cơ mắc bệnh còn có mối liên hệ với những ngành nghề như: nội trợ, y tá, nông dân, công nhân cơ khí, dầu mỏ,… (tỷ lệ mắc khoảng 15%).

Dựa vào các triệu chứng cũng như nguyên nhân hình thành nên, viêm da tiếp xúc được phân loại thành các nhóm sau:

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Các biểu hiện kích thích, phản ứng thường xảy ra do tiếp xúc với các loại hóa chất tác động đến da. Bạn có thể bắt gặp chúng có thể gặp trong mỹ phẩm, chất tẩy rửa, chất hóa học công nghiệp,… hoặc một số vật dụng quen thuộc như găng tay, keo dính, bút tẩy xóa, dây chun,… Thể viêm da dị ứng có hai tính chất chính:

  • Dạng cấp tính: các triệu chứng khởi phát nhanh sau vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố dị ứng. Các tổn thương chỉ xảy ra tại vị trí tiếp xúc, bao gồm cảm giác châm chích, rát, căng da,… hay các biểu hiện nặng hơn như đau, nổi mụn nước, sưng đỏ,… Tuy nhiên, chúng sẽ khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. 
  • Dạng mạn tính: vùng da bị tổn thương tích lũy qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, gây hủy hoại chất sừng trên da với các biểu hiện như mẩn đỏ, tróc vảy, nứt da, ngứa ngáy,… có thể lây lan đến các vùng da lành xung quanh và dẫn đến các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Là tình trạng tổn thương trên da bao gồm ngứa, sưng đỏ, phù nề, mụn nước dạng chàm,… do phản ứng quá mẫn của cơ thể đối với yếu tố dị nguyên, dù chỉ là một lượng nhỏ nhất.

Các triệu chứng sẽ có điều kiện tiến triển nặng hơn nếu như người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, vùng da tổn thương bị cọ xát, trầy xước, chấn thương,… Các tổn thương cũng có thể lan rộng vượt quá vùng tiếp xúc, gây ảnh hưởng đến các vùng da lành xung quanh.

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm

Vùng da viêm nhiễm bị tổn thương nghiêm trọng do các tác động vô tình từ người bệnh như gãi, va chạm, sử dụng thuốc không đúng cách, tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn, nhiễm hóa chất,… Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và sinh trưởng mạnh, khiến cho tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn như chảy máu, sinh mủ,… làm kéo dài thời gian phục hồi và để lại những vết sẹo, hoặc dẫn đến các biến chứng khác.

Viêm da tiếp xúc ánh sáng

Nguyên nhân chính do tiếp xúc với ánh sáng cường độ mạnh, dễ bắt gặp  với những trường hợp có làn da nhạy cảm, làm việc với thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời. Tùy theo cơ địa và mức độ tiếp xúc mà các biểu hiện sẽ có một vài sự khác nhau nhất định. Mặc dù vậy, các triệu chứng chung của người bệnh thường gặp là phồng rộp, mẩn đỏ, hay ngứa ngáy,…

Ở diễn biến nhẹ, các tổn thương sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu được chăm sóc và can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nếu tình trạng có chuyển biến nặng, thời gian tiếp xúc với ánh nắng kéo dài với cường độ cao sẽ dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng đến da, thậm chí có thể gây ung thư da.

2. Một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Phòng tránh tác nhân từ môi trường

  • Sử dụng kem chống nắng, áo khoác, đồ bảo hộ,… khi bạn buộc phải tiếp xúc với ánh nắng (khoảng sau 8 giờ) để phòng tránh các tác động trực tiếp của tia tử ngoại đến làn da của bạn.
  • Cẩn thận phòng tránh những loài động vật có thể tác động nếu vô tình chạm phải, đặc biệt là các loại côn trùng như kiến, bọ, ong,… vì nọc độc hoặc chất tiết của chúng cũng có thể khiến da bạn bị kích thích và viêm nhiễm.

Lưu ý các thành phần gây dị ứng

Các vật liệu này có thể gặp ở đâu trong sinh hoạt hằng ngày như găng cao su, nước rửa chén, xà phòng, mỹ phẩm,… hãy cố gắng ghi nhớ các yếu tố khiến da bạn bị kích ứng và hoàn toàn tránh tiếp xúc với chúng. Đồng thời, tìm hiểu kỹ và lựa chọn các sản phẩm lành tính, phù hợp với cơ địa nhạy cảm, chắc chắn làn da của bạn sẽ đảm bảo an toàn.

Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn

Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường xuất hiện trên da, hãy đi thăm khám kỹ càng để được xử trí bằng các biện pháp thích hợp, đồng thời sử dụng thuốc đúng như chỉ dẫn của nhà sản xuất và lời dặn dò của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc của người khác hoặc tự ý phối thêm thuốc, nhằm giúp tránh gây ra những tác động nghiêm trọng hơn.

Viêm da tiếp xúc mặc dù gây ra nhiều phiền toái và làm ảnh hưởng đến công việc, cũng như những sinh hoạt thường ngày, nhưng đây là một căn bệnh dễ phòng tránh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *