VIÊM DA TIẾP XÚC: NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh tương đối phổ biến, khiến người bị vô cùng khó chịu và gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt thường ngày. Hãy cùng Thuần mộc theo dõi bài viết để nắm bắt những thông tin cần thiết về căn bệnh này nhé!

1. Tổng quan về bệnh viêm da tiếp xúc

viêm da tiếp xúc chính là tình trạng da bị dị ứng hay kích ứng do nhiều yếu tố tác nhân khác nhau. Mặc dù các triệu chứng hầu hết không quá nguy hiểm nhưng gây nên nhiều phiền toái và khó chịu cho bệnh nhân.

Nguyên nhân là gì?

Phân loại theo các yếu tố tác nhân, bệnh gồm hai nhóm chính như sau:

– Viêm da tiếp xúc kích ứng: bề mặt da bị thương tổn, suy giảm khả năng bảo vệ, bị mất đi độ ẩm vốn có nhưng không thể bù đắp kịp thời bởi các nguyên nhân sau:

  • Môi trường: thời tiết quá nóng hay quá lạnh, thay đổi đột ngột, bụi bẩn, phấn hoa trong không khí,… 
  • Hóa chất: có trong các chất tẩy rửa, mỹ phẩm, xà phòng, nước hoa,…

– Viêm da tiếp xúc dị ứng: do cơ địa của bệnh nhân mẫn cảm khi tiếp xúc với một số yếu tố dị nguyên, nhưng vô hại với người bình thường ví dụ như:

  • Động vật: ong, bướm, lông chó, mèo,…
  • Một số loại thực phẩm: thịt bò, trứng, dưa leo, các loại hạt (đậu phộng, hạt dẻ, óc chó,…), các sản phẩm từ sữa (phô mai, bơ, sữa chua, sữa tách béo,…), các loại hải sản như tôm, cua, mực,…
  • Mẫn cảm với thuốc cũng khả năng gây ra tình trạng da mẩn ngứa, sưng đỏ.
  • Các tác nhân khác: kim loại (sắt, vàng, bạc,…), cao su, cây cối, ánh sáng,…

Các đặc điểm phân loại

Đặc điểmViêm da tiếp xúc dị ứngViêm da tiếp xúc kích ứng
Triệu chứng:Các vết tổn thương màu đỏ, sưng nề hoặc có mụn nước xuất hiện thành từng mảng, có giới hạn rõ. Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu .Các vết tổn thương thành mảng đỏ, đau nhiều hơn ngứa, phù nề nhưng có thể không nổi mụn nước.
Vị trí:Xuất hiện ở bất kỳ vị trí tiếp xúc nào như: mặt, tai, tay, chân,… Tại vị trí tiếp xúc với dị nguyên và có thể lây lan đến vùng da xung quanh. Nhưng thường là ở tay bệnh nhân.
Thời gian:Các triệu chứng có thể biểu hiện sau khi tiếp xúc với chất dị ứng sau 24 – 72 giờ.Xuất hiện ngay khi tiếp xúc.

2. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng

– Loại bỏ tiếp xúc với dị nguyên mẫn cảm với cơ thể.

– Sát khuẩn vết thương bằng nước sạch hoặc các dung dịch trung hòa trong trường hợp tiếp xúc với hóa chất.

– Đối với các bệnh thể nhẹ và trung bình, bệnh nhân có thể sử dụng kem bôi chứa hydrocortisone,… Đắp gạc ướt với nước muối sinh lý hay thuốc tím loãng.

– Nếu triệu chứng bệnh nặng, thuốc qua da không đủ đáp ứng, bác sĩ có thể chỉ định corticoid, thuốc kháng histamin tổng hợp đường uống hoặc đường tĩnh mạch.

– Sử dụng các loại vitamin và chất khoáng kết hợp theo chỉ định.

– Sử dụng các bài thuốc dân gian:

+ Lá trầu không: đun sôi với nước sạch cùng với muối loãng để tắm, giúp giảm các vết sưng đỏ, ngứa ngáy nhờ tính chất kháng khuẩn, tiêu viêm của lá trầu. 

+ Lá lốt: là loại cây có khả năng điều trị các vấn đề về xương khớp cũng như bệnh ngoài da. Nên đắp lá lên các vùng tổn thương sau khi xay nhuyễn, rửa lại với nước sạch sau 30 phút để tăng hiệu quả phục hồi da.

+ Lá khế: lá khế có tác dụng trừ độc, diệt khuẩn, giải nhiệt tốt, thích hợp sử dụng cho các bệnh da liễu. Sau khi vò nát, hãy nấu lá khế với nước muối loãng khoảng 20 phút, bạn có thể ngâm, tắm với nước hoặc đắp gạc, bã thấm nước khoảng 15 phút lên vùng da bị tổn thương để làm dịu tình trạng mẩn ngứa.

+ Trà xanh: nhờ công dụng kháng viêm, chống oxy hóa hiệu quả, nên trà xanh thường được áp dụng phổ biến trong việc chữa trị các vấn đề da liễu. Bạn có thể tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương với nước trà xanh ấm, loãng. Đồng thời dùng bã trà chà nhẹ lên các vết sưng đỏ để tăng hiệu quả điều trị.

+ Mật ong: sử dụng mật ong nguyên chất vừa có tác dụng chữa các vết mẩn đỏ do viêm da, vừa có tác dụng dưỡng ẩm, tăng cường hệ miễn dịch trên da,… giúp thúc đẩy quá trình phục hồi hiệu quả.

+ Yến mạch: avenanthramides, saponin có trong yến mạch có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn dịu nhẹ cho da mà không gây kích ứng. Vì vậy, bạn có thể sử dụng bột yến mạch và nước ấm để tắm, hỗ trợ phục hồi các vết tổn thương.

3. Cách phòng tránh viêm da tiếp xúc hiệu quả là gì?

  • Tránh xa mọi sự tiếp xúc với các chất nghi ngờ hoặc đã từng gây ra tình trạng viêm da sau khi sử dụng hay động chạm qua.
  • Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc, nên sử dụng các phương tiện bảo hộ như găng tay, áo quần tay dài, khẩu trang, kính mắt,… để bảo vệ cơ thể.
  • Tìm hiểu kỹ thông tin về các thành phần hóa học có trong mỹ phẩm, các chất tẩy rửa,… Tránh sử dụng các sản phẩm có tác dụng mạnh, chất tạo mùi để phòng tránh các tác nhân gây hại cho da.
  • Vệ sinh vùng da tiếp xúc ngay lập tức với nước sạch hoặc nước muối sinh lý nếu có tiếp xúc với chất gây viêm da.
  • Ghi nhớ và lưu ý phòng tránh các yếu tố mẫn cảm với da trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Chăm sóc da mỗi ngày bằng các loại sản phẩm dưỡng ẩm không gây kích ứng, giúp giữ cho da không bị mất đi độ ẩm tự nhiên, nâng cao hiệu quả chức năng phòng vệ của làn da.
  • Thiết lập thực đơn dinh dưỡng, lành mạnh, trách sử dụng các thức ăn có gia vị cay nóng, khó tiêu làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và thải độc, Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm gây dị ứng với cơ thể. 
  • Luôn mang theo một số loại dung dịch sát khuẩn hoặc kem bôi chống các thành phần mẫn cảm với da như Jarish, thuốc tím,… đề phòng các trường hợp lỡ có tiếp xúc với vật gây kích ứng.

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh mang lại những triệu chứng khiến bệnh nhân phải chịu đựng không ít sự phiền phức. Nhưng nếu biết cách chăm sóc và phòng tránh tốt, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì nguy cơ mắc bệnh đã được giảm thiểu đáng kể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *