TIÊM VẮC-XIN CÚM NHƯNG VẪN BỊ CÚM – NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và thường xảy ra theo mùa. Có nhiều biện pháp để phòng tránh bệnh cúm, trong đó tiêm vắc-xin là cách hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin cúm không có nghĩa là bạn sẽ không bị cúm.

Vậy tại sao tiêm vắc-xin cúm nhưng vẫn bị cúm? Mời bạn hãy cùng Thuần mộc tìm hiểu 4 lý do tại sao bạn vẫn bị bệnh khi đã tiêm vắc-xin?

1. Tại sao tiêm vắc-xin cúm nhưng vẫn có thể bị cúm?

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của vắc-xin cúm là gì? Tiêm vắc-xin cúm giúp hệ miễn dịch cơ thể tạo phản ứng miễn dịch sản xuất ra kháng thể chống lại tác nhân gây cúm. Do đó, nếu không may nhiễm virus gây bệnh tương ứng, chúng sẽ bị chúng sẽ bị các kháng thể này tiêu diệt và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tiêm vắc xin cúm vẫn có thể bị cúm.

1.1. Chưa đủ thời gian tác động của vắc-xin

Thông thường vắc-xin cần thời gian khoảng hai tuần để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus. Do đó, trong khoảng thời gian này, cơ thể chưa có đủ lượng kháng thể để chống lại virus cúm. Nếu bạn tiếp xúc với virus cúm ngay trước hoặc ngay sau khi tiêm, bạn hoàn toàn có thể nhiễm bệnh.

Cơ thể chỉ có miễn dịch với chủng virus cúm có trong vắc xin

Vắc-xin được sản xuất từ virus, điều đó khiến nhiều người cho rằng chính vắc-xin đã làm họ mắc bệnh. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Vắc-xin cúm được sản xuất và sử dụng từ virus đã chết hoặc bất hoạt nhằm giúp cơ thể kích thích tạo kháng thể và không thể truyền nhiễm trùng, do đó không thể khiến bạn mắc bệnh cúm.

Ngoài ra cần lưu ý, vắc-xin cúm chỉ ngăn ngừa bệnh cúm với chủng virus tương ứng nên bạn vẫn có thể mắc những bệnh có những triệu chứng tương tự như cúm: viêm phế quản, viêm phổi, cảm lạnh,…

1.2. Chủng cúm mắc phải không có trong vắc-xin

Dù đã được tiêm vắc-xin cúm nhưng không có nghĩa là bạn có thể chống được tất cả các loại chủng cúm. Nguyên nhân chính là ở thành phần của vắc-xin. Vắc-xin cúm được nghiên cứu và sử dụng virus đã chết hoặc bất hoạt của các chủng cúm cụ thể nhằm giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại chủng cúm mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể chống lại các bệnh xảy ra ở các mùa trong năm.

Do khả năng biến đổi và tự sinh ra nhiều chủng mới nên các chủng virus rất đa dạng. Do đó các loại vắc-xin mới cần được cập nhật hàng năm và mọi người cũng cần được tiêm phòng mới mỗi năm.

1.3. Người trên 65 tuổi và người có hệ miễn dịch kém

Vắc-xin cúm được khuyến cáo được tiêm cho người đủ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên mức độ bảo vệ sau khi tiêm có thể rất khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của từng người.

Người già trên 65 tuổi, khi được tiêm vắc-xin cúm thường không mang lại hiệu quả cao như ở người trẻ. Do hệ miễn dịch kém và thường mắc các bệnh lý nền nên người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

Vắc-xin tuy không mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa cúm nhưng lại có hiệu quả từ 40-70% trong việc ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến cúm ở những người lớn tuổi không mắc bệnh mạn tính và không sống trong viện dưỡng lão.

1.4. Không đáp ứng đủ với vắc-xin

Miễn dịch không đáp ứng đủ là nguyên nhân tiêm vắc xin cúm nhưng vẫn mắc bệnh

Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến tình trạng đã tiêm vắc-xin cúm nhưng vẫn bị bệnh là do cơ thể không đáp ứng đủ với vắc-xin. Cơ thể không tạo ra đủ lượng kháng thể để chống lại virus do đó khi bị nhiễm virus cúm bạn rất dễ bị bệnh.

Do có hệ thống miễn dịch không ổn định, người lớn và trẻ em là hai đối tượng thường xảy ra tình trạng này nhất. Việc tiêm phòng cúm có khả năng hoạt động theo những cách hơi khác nhau đối với hai nhóm này.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người được tiêm vắc-xin thường có những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với những người không được tiêm chủng.

2. Tại sao nên tiêm vắc-xin cúm hằng năm?

Cơ chế phòng bệnh của vắc-xin là do hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể tương ứng với xác virus hoặc virus bất hoạt có trong vắc-xin. Tiêm vắc-xin hằng năm là cách tốt nhất để có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả .

  • Số lượng và hiệu lực của những kháng thể sẽ dần mất đi theo thời gian cho nên để đảm bảo duy trì đủ số lượng kháng thể bạn nên tiêm vắc-xin hằng năm nhằm kích thích cơ thể tiếp tục sản xuất kháng thể để bảo vệ cơ thể.
  • Virus cúm có khả năng biến đổi và tự sinh ra chủng mới nên buộc các nhà nghiên cứu cần cập nhật loại vắc-xin mới. Vì vậy tiêm vắc xin hằng năm là cách giúp cơ thể cập nhật các chủng virus cúm mới xuất hiện có nguy cơ gây bệnh cao.

3. Thời điểm nên tiêm phòng vắc-xin

Thời gian để vắc-xin cúm kích thích cơ thể sản xuất đủ kháng thể để chống lại virus gây bệnh là khoảng 2 tuần. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là bạn được tiêm vắc-xin trước khi mùa dịch bắt đầu ít nhất là hai tuần. Khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 là quảng thời gian thích hợp nhất để tiêm vắc-xin, phù hợp với đặc điểm dịch tễ của căn bệnh này ở nước ta.

Tuy nhiên, do sự biến đổi ngày càng phức tạp của các chủng virus, thời điểm dịch bùng phát có thể thay đổi theo năm nên thời điểm tiêm phòng vắc xin cúm được khuyến cáo hàng năm có thể khác nhau.

Bạn có thể tiêm phòng muộn hơn nhưng nếu như thế khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu không may nhiễm virus do cơ thể chưa kịp tạo đủ lượng kháng thể cần thiết.

Như vậy có một số nguyên nhân khiến bạn dù đã tiêm vắc-xin cúm nhưng vẫn có thể mắc bệnh cúm. Tiêm phòng tuy không phải là cách hoàn hảo để ngăn ngừa cúm nhưng đây vẫn là cách tốt nhất để bạn có thể chủ động ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *