TÌM HIỂU BỆNH TRỨNG CÁ ĐỎ?

Trứng cá đỏ là một trong những loại mụn phổ biến và rất khó điều trị. Hầu như chưa có phương pháp nào có thể điều trị triệt để bệnh trứng cá đỏ mà chỉ có cách làm giảm tối đa sự xuất hiện của nó. Vậy bệnh trứng cá đỏ là bệnh gì?

1. Bệnh trứng cá đỏ là bệnh gì?

Mụn thường xuất hiện trên da chúng ta khi bắt đầu vào tuổi dậy thì và có thể kéo dài dai dẳng không thể điều trị khỏi. Có rất nhiều loại mụn khác nhau, theo đó cũng sẽ có các phương pháp điều trị chăm sóc khác nhau. Vậy mụn trứng cá đỏ là bệnh gì?

Đa số chúng ta đều có khả năng bị mụn đỏ trên da, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì loại mụn trứng cá đỏ này xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng việc điều trị mụn trứng cá gặp rất nhiều khó khăn và thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi, biểu hiện da dễ bị lão hóa. Bệnh trứng cá đỏ có xu hướng xuất hiện ở những người có làn da sáng, tóc vàng và mắt xanh. Bệnh trứng cá đỏ có thể là do di truyền với những gia đình có người bị trứng cá đỏ thì các thế hệ sau có nguy cơ cao hơn. Phụ nữ dễ mắc bệnh này hơn nam giới, nhưng tình trạng của nam giới có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Khi các mao mạch trên da mặt giãn ra, bệnh trứng cá đỏ sẽ xuất hiện. Lúc này mụn trứng cá đỏ chủ yếu xuất hiện trên mặt, ít khi ở tai, lưng, ngực … Bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như: sưng tấy, biến dạng khuôn mặt, thậm chí, mụn còn dần lan xuống mắt gây ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến thị lực. Triệu chứng mà những người mắc phải loại mụn này thường sẽ là xuất hiện nhiều mụn nhỏ, thường tập trung thành từng mảng to và gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh nó khiến vùng da bị mẩn đỏ.

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị nhưng việc điều trị có thể giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện diện mạo của bệnh nhân. Trứng cá đỏ có rất nhiều loại và biểu hiện bệnh cũng khá đa dạng. Hình ảnh đặc trưng của bệnh nhân là một khối viêm đỏ, chứa đầy mủ, xuất hiện đột ngột. Bệnh phân bố chủ yếu ở mũi, trán và má.

Trứng cá đỏ là một trong những loại mụn phổ biến và rất khó điều trị

2. Các giai đoạn phát triển của bệnh trứng cá đỏ

Bệnh trứng cá đỏ sẽ xuất hiện từ những dấu hiệu nhỏ nhất nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến làn da của người bệnh. Không chỉ vậy nó còn gây hại cho mặt, làm giảm chất lượng cuộc sống. Có thể chia trứng cá đỏ thành bốn giai đoạn với những biểu hiện ngày càng nặng và rõ rệt hơn.

  • Giai đoạn đầu: Biểu hiện là bắt đầu giãn mạch vùng da giữa mặt. Các đợt giãn mạch này thường không kèm theo tăng tiết mồ hôi. Người bệnh có cảm giác nóng rát, nóng ran như cơn bốc hỏa kéo dài khoảng 5 – 10 phút. Các yếu tố gây ra cơn bốc hỏa bao gồm uống nước nóng, các chất kích thích như rượu bia, gia vị cay. Tâm lý căng thẳng hay thay đổi trạng thái cảm xúc, thay đổi thời tiết, nắng, nóng, tiếp xúc nhiều với gió cũng là những yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh.
  • Giai đoạn thứ hai: Biểu hiện là những mảng đỏ xuất hiện ở giữa mặt, má, mũi, có thể lan xuống trán và cằm dưới mà không có dấu hiệu thâm nhiễm và chảy máu. Giãn mạch cũng là một triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này. Lúc đầu, hiện tượng giãn mạch rất nhỏ và đôi khi khó phát hiện, dần dần mạch máu giãn ra to hơn tạo thành từng đám đỏ rực, nhất là ở hai cánh mũi. Đôi khi người bệnh sẽ gặp các triệu chứng nặng hơn như ngứa, râm ran, bỏng rát, đặc biệt khi bôi mỹ phẩm da thường bị khô ráp.
  • Giai đoạn ba: Tổn thương da bắt đầu xuất hiện rõ hơn với những nốt mẩn đỏ 2-5mm ở ngoài nang lông, không nhân, không bã nhờn, độc lập hoặc thành từng đám, đối xứng hai bên, phân bố ở má, trán, mũi, cằm. Kiểm tra các nốt mẩn đỏ có mụn mủ hoặc mụn mủ. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm và hiếm khi tự biến mất. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương sẽ ngày càng trở nên sưng xấu hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình của bạn.
  • Giai đoạn thứ tư: tổn thương là các u xơ phì đại, chủ yếu ở mũi, gây nên hiện tượng mũi sư tử, thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, hiếm gặp ở nữ giới. Ngoài các biểu hiện ngoài da, nhiều bệnh nhân còn mắc các bệnh về mắt như khô mắt. Người bệnh thường xuyên bị ngứa và rát mắt. Khám mắt thấy kết mạc đỏ hoặc có hạt xơ trong kết mạc.

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh trứng cá đỏ, nhưng nó có khả năng là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Tuy nhiên, một số thực phẩm đã được nghiên cứu chỉ ra làm bệnh trứng cá đỏ nặng hơn như: Thực phẩm cay, thực phẩm có chứa cinnamaldehyde, cà phê, trà nóng,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *