VIÊM MÔ TẾ BÀO: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Viêm mô tế bào là bệnh da liễu khá nghiêm trọng, khi lớp hạ bì và các mô dưới da bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh thường khởi phát đột ngột, tiến triển bệnh nhanh và nguy hiểm đến tính mạng nếu điều trị chậm trễ hoặc sai cách. Do đó, phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn, bệnh nguy hiểm do vi khuẩn tấn công vào sâu các lớp dưới da và dễ gây nhiễm trùng lan tỏa nếu điều trị chậm trễ. Vùng da bị tổn thương trở nên sưng đỏ, đau rát, tích tụ dịch trở nên sưng phù dễ nhận thấy. Khi chạm tay vào vùng da bị viêm mô tế bào, ngoài cảm giác đau còn thấy cảm giác ấm, nóng như sốt.

Viêm mô tế bào là bệnh da liễu nặng và nguy hiểm

Bất cứ vùng da nào cũng có thể bị viêm mô tế bào, tuy nhiên thường gặp là phần chân dưới. Vi khuẩn xâm nhập từ vết thương hở trên da và gây nhiễm trùng rộng ở các phần da, nặng hơn có thể lan đến hạch bạch huyết và xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. Bệnh viêm mô tế bào không lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc gần.

Dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh viêm mô tế bào bao gồm:

  • Xuất hiện vùng da chuyển thành màu đỏ, sưng tấy, đau, cấn vào thấy mềm.
  • Có cảm giác nóng, ấm lan rộng theo vùng da màu đỏ bị tổn thương.
  • Sốt nhẹ đến sốt cao.
  • Có các đốm màu đỏ, phồng rộp tạo thành vết lõm trên da.

Viêm mô tế bào có thể xảy ra ở vùng da ổ mắt

Bệnh nhân viêm mô tế bào thường đi khám và điều trị khì tình trạng bệnh đã tương đối nặng, tuy nhiên điều trị đúng cách bằng kháng sinh có thể kiểm soát tốt bệnh. Cần cẩn thận nếu viêm mô tế bào xảy ra ở vùng da đầu, cổ, nhất là vùng quanh hốc mắt có thể gây nhiễm trùng lan rộng đến não, cần điều trị sớm tránh biến chứng.

2. Phương pháp chẩn đoán viêm mô tế bào

Chẩn đoán ban đầu viêm mô tế bào thường dựa trên thăm khám triệu chứng lâm sàng, một số trường hợp sẽ cần nuôi cấy máu, nuôi cấy mô để chẩn đoán chính xác. Nhất là khi bệnh nhân viêm mô tế bào do suy giảm miễn dịch, có dấu hiệu hoặc nguy cơ bị nhiễm trùng nặng toàn thân.

Viêm mô tế bào ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể tiến triển nặng, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do vậy các đối tượng này cần chẩn đoán bệnh và điều trị nhanh chóng.

Triệu chứng của viêm mô tế bào khá dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác, nhất là viêm da ứ đọng hay viêm da tiếp xúc dẫn đến điều trị sai cách không đạt hiệu quả tốt. Để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác, dựa trên các đặc điểm sau của bệnh viêm mô tế bào:

Triệu chứng viêm mô tế bào dễ nhầm lẫn với bệnh da liễu khác

  • Viêm mô tế bào gây tổn thương, sưng, nóng đỏ da không giới hạn, xuất hiện toàn thân hoặc một vài vùng trên cơ thể đi kèm với triệu chứng toàn thân khá rõ ràng.
  • Viêm da tiếp xúc thường gây đỏ, ngứa, khó chịu ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích thích, thường có giới hạn và không kèm theo triệu chứng toàn thân.
  • Viêm da ứ đọng có đặc điểm viêm da khá rõ ràng như: tổn thương da dạng chàm, vảy da, lichen hóa, ứ đọng tĩnh mạch và đối xứng hai bên.

Ngoài ra, điều trị viêm mô tế bào bằng kháng sinh thường đáp ứng khá tốt, kể cả các trường hợp viêm nặng trên vùng da rộng. Tuy nhiên, các trường hợp ổ áp xe hình thành trên da cần loại bỏ bằng cách chích rạch và tháo mủ. Nếu không kịp thời tháo mủ, mủ viêm tích tụ cùng với nhiễm trùng da có thể khiến vùng da bị hoại tử, thậm chí biến chứng đến nhiễm khuẩn huyết, tắc nghẽn mạch,…

3. Có thể điều trị viêm mô tế bào không?

Có thể điều trị được viêm mô tế bào song cần điều trị sớm bằng kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn nặng, cụ thể phương pháp và nguyên tắc điều trị như sau:

3.1. Điều trị sớm bằng kháng sinh

Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm mô tế bào còn phụ thuộc vào tình trạng viêm và nhiễm trùng.

  • Nếu viêm mô tế bào không sinh mủ, kháng sinh có phổ với cả Streptococcus nhóm A và S. aureus thường được sử dụng.

Viêm mô tế bào cần điều trị bằng kháng sinh

  • Nếu viêm mô tế bào có mủ, nên dùng kháng sinh có phổ cho MRSA hoặc điều trị dự phòng ngừa chấn thương hoặc vết thương khiến bệnh biến chứng nặng.

Hầu hết trường hợp viêm mô tế bào điều trị bằng kháng sinh phù hợp sẽ hồi phục sau khoảng 2 tuần, trường hợp nặng hơn có thể kéo dài.

3.2. Nhập viện theo dõi

Nếu bệnh nhân có triệu chứng viêm mô tế bào nặng như: nôn mửa, sốt cao, viêm mô tế bào tái phát nhiều lần cần sớm nhập viện để được theo dõi và điều trị phòng ngừa biến chứng.

3.3. Biện pháp cải thiện

Ngoài điều trị bằng thuốc, có thể cải thiện triệu chứng, giảm cảm giác khó chịu do viêm mô tế bào bằng các biện pháp tại nhà sau:

  • Kê cao vùng da bị tổn thương hơn so với cơ thể, nhất là khi ngủ hoặc nghỉ ngơi để giảm sưng, đau.
  • Không mang vớ bó hoặc mặc quần áo quá chật chèn ép lên vùng da bị viêm mô tế bào cho đến khi vết thương lành.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh.
  • Vận động phần da và cơ thể bị viêm mô tế bào.
  • Rửa vết thương trên da hàng ngày để tránh nhiễm trùng, sử dụng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Che vết thương trên da bằng băng gạc, thay băng vệ sinh mỗi ngày.
  • Dùng kem hoặc thuốc mỡ bôi da để bảo vệ vùng da bị tổn thương.

Viêm mô tế bào ở người bị suy giảm miễn dịch có thể biến chứng nguy hiểm

Người bị viêm mô tế bào mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn hệ tuần hoàn hoặc hệ miễn dịch kém do bệnh mạn tính, dùng thuốc,… cần theo dõi sát sao tiến triển bệnh, nhất là dấu hiệu nhiễm trùng nặng và kéo dài.

Như vậy, viêm mô tế bào là bệnh da liễu do sự tấn công của vi khuẩn vào các lớp da sâu, gây viêm nhiễm nặng và thường khởi phát đột ngột. Mặc dù là bệnh về da nhưng nếu chủ quan, viêm mô tế bào có thể gây viêm nặng và đe dọa đến tính mạng. Do vậy, khi nhận thấy triệu chứng bệnh nặng, kéo dài, không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị hiện tại thì người bệnh nên tới cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *