BỆNH VẢY NẾN THỂ GIỌT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ AN TOÀN HIỆU QUẢ

Vẩy nến được chia làm nhiều thể với những đặc điểm mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong đó, vảy nến thể giọt là bệnh lý tương đối phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau.

Những điều cần biết về bệnh vẩy nến thể giọt

Vẩy nến thể giọt là một dạng của bệnh vẩy nến có mức độ nguy hiểm trung bình ít gây ảnh hưởng tới xương khớp, với những đặc điểm đặc trưng là hình thành các tổn thương dưới da như những giọt nước kích nước bé khoảng 10mm và vùng da bị tổn thương thường khô tróc vẩy hồng, dày sừng so với những vùng da khác kèm theo ngứa… Bệnh thường xuất hiện kéo dài mãn tính, tái phát nhiều lần và xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu vẫn là đối tượng trẻ nhỏ từ 8-15 tuổi.

Bệnh gây tổn thương hình giọt

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thể giọt được xác định là do sự nhầm lẫn của quá trình nhân lên của tế bào cũng như rối loạn hệ miễn dịch làm cơ thể tự tiêu diệt các tế bào bình thường ở lớp biểu bì gây tổn thương và hình thành nên các biểu hiện của bệnh vẩy nến. Đây là căn bệnh có liên quan nhiều tới yếu tố di truyền, song cũng có thể do một số yếu tố khác gây ra như:

  • Do các bệnh viêm nhiễm ngoài da như bệnh viêm da cơ địa, tổ đỉa, hắc lào, ….
  • Do nhiễm độc, tiếp xúc hóa chất độc hại.
  • Do tác dụng phụ của thuốc tây: một số thuốc tây trị bệnh được chứng minh rằng có thể gây nên tác dụng phụ là gây nên rối loạn ngoài da gây nên bệnh vẩy nến như thuốc trị cao huyết áp, thuốc sốt rét, thuốc corticoid …
  • Yếu tố tâm lý căng thẳng, thức khuya, bệnh trầm cảm…

Các triệu chứng bệnh vẩy nến thể giọt

Ban đầu bệnh xuất hiện chỉ với các biểu hiện khá quen thuộc như: da khô, xuất hiện các đốm tổn thương da gây ngứa và rát, các đốm này có màu hồng phấn hoặc đổ trắng có vẩy ở trên, một số trường hợp có mủ ở trên đầu… các dấu hiệu này có thể lan ra các vùng da xung quanh và thường nặng hơn về thời gian sau.

Vị trí xuất hiện bệnh vẩy nến thể giọt thường gặp ở vùng lưng, ngực, cánh tay, khuỷu tay và vành tai, đầu gối, cơ quan sinh dục… trong trường hợp nặng nhất bệnh vẩy nến thể giọt có thể xuất hiện ở toàn thân.

Cách điều trị bệnh vẩy nến thể giọt hiệu quả

Tùy vào mỗi trường hợp mức độ khác nhau mà bệnh vẩy nến thể giọt sẽ được lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh hợp lý loại bỏ bệnh một cách an toàn nhất. Theo đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị bệnh vẩy nến thể giọt hiệu quả hiện nay như sau:

Điều trị bệnh vẩy nến thể giọt bằng thuốc Tây

Trong trường hợp bệnh chỉ xuất hiện ở một số vùng trên da như vùng cánh tay, vùng lưng, hông, đùi….Thì người bệnh có thể áp dụng một số thuốc bôi như thuốc mỡ dalicylic, thuốc dưỡng ẩm, thuốc kháng viêm corticoid….

Các loại thuốc này sẽ được dùng theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ ngoài da người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cũng như suy nghĩ tích cực giúp đẩy lùi căn bệnh này một cách hiệu quả an toàn nhất.

Điều trị bệnh vẩy nến thể giọt bằng liệu pháp ánh sáng

Trường hợp nặng bệnh xảy ra ở vùng da rộng có khi là toàn thân thì không chỉ áp dụng các loại thuốc bôi thông thường ở trên mà còn cần phải áp dụng thêm các loại thuốc uống dùng điều trị bên trong như: Methotrexate, hay các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn ngoài da.

Phương pháp PUVA điều trị bệnh vẩy nến thể giọt trường hợp nặng

Bên cạnh đó trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể dùng thêm một số các phương pháp ánh sáng tác động trực tiếp vào cấu trúc da bị vẩy nến giúp cải thiện tình trạng bất thường ở dưới da. Có thể chiếu tia cực tím có bước sóng hoặc phương pháp PUVA đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tiềm ẩn nguy cơ về cháy da, gây hại cho thai nhi (nếu điều trị cho phụ nữ mang thai), thậm chí gây ung thư da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *