TOP 10+ CÁCH CHỮA VIÊM PHẾ QUẢN HIỆU QUẢ, AN TOÀN

Hiện nay người bệnh có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị bệnh viêm phế quản, từ việc tự chữa bệnh tại nhà, sử dụng thuốc Tây hay uống thuốc Đông y. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Vậy đâu là cách chữa viêm phế quản hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Cần sớm điều trị viêm phế quản để tránh biến chứng nguy hiểm

TOP 3 phương pháp với hơn 10+ cách chữa viêm phế quản phổ biến nhất hiện nay

Y học ngày càng phát triển nên các lựa chọn chữa viêm phế quản cũng ngày càng đa dạng. Tùy thuộc vào từng thể bệnh, đối tượng mắc bệnh mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Dưới đây là 3 phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất hiện nay:

1. Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian tại nhà

Từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã lưu truyền nhiều mẹo trị bệnh hiệu quả từ các cây lá quanh nhà. Đến nay, nhiều bài thuốc vẫn được truyền lại và áp dụng.

  • Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá

Theo Đông y, diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính hàn. Tác dụng của loại rau này quy vào kinh phế, can. Theo y học hiện đại, loại cây này chứa nhiều thành phần như flavonoid, alkaloid, tinh dầu… có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm, tăng cường sức đề kháng…

Để trị bệnh, bạn có thể uống nước rau diếp cá (xay cùng một chút muối ăn), pha nước cốt rau diếp cá với mật ong hoặc đun nước rau này cùng nước vo gạo.

  • Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không

Đông y cho rằng, lá trầu không có mùi thơm hắc, vị cay nồng, tính ấm. Vị thuốc này có tác dụng khu phong, tán hàn, hành khí, tiêu thũng, chống ngứa, chỉ thống, tiêu đàm hiệu quả. Về mặt hóa học, thảo dược này chứa nhiều hoạt chất phenolic có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, sát trùng rất tốt.

Bài thuốc chữa viêm phế quản từ lá trầu không được thực hiện như sau: Rửa sạch 4 – 8 lá trầu không, để ráo nước. Xay nhuyễn hoặc giã nhỏ lá rồi lọc lấy nước uống hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể trộn thêm nước ấm, mật ong vào nước trầu không, uống 2 lần mỗi ngày.

Trầu không là vị thuốc hiệu quả với bệnh viêm phế quản

  • Sử dụng mật ong

Mật ong từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm họng, viêm phế quản. Thành phần mật ong chứa nhiều albumin, panthotenic có tác dụng làm lành tổn thương, diệt khuẩn hiệu quả. Trong Đông y, vị thuốc này cũng giúp hành khí, tiêu đàm, giảm viêm sưng rất tốt.

Bài thuốc tại nhà từ mật ong thực hiện như sau: Chuẩn bị 1 quả trứng gà, 30g mật ong. Cho mật ong vào chén nhỏ và đun sôi trên lửa nhỏ, thêm nước rồi đập trứng vào nấu chín. Sử dụng mỗi ngày 1 lần. Hoặc bạn cũng có thể hãm mật ong (30g) kết hợp thêm với cam thảo (6g), giấm ăn (10g) như hãm trà để uống hàng ngày.

  • Chữa viêm phế quản bằng tỏi

Tỏi nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, sát trùng, tiêu đàm, làm dịu tình trạng sưng, viêm hiệu quả. Để chữa viêm phế quản, bạn thực hiện bài thuốc như sau: Chuẩn bị mật ong và 200g tỏi. Tỏi bóc vỏ, cho vào lọ thủy tinh rồi đổ mật ong ngập tỏi. Ngâm trong khoảng 2 tuần, khi dùng, lấy 1 thìa nước ăn kèm với 1 tép tỏi.

  • Bài thuốc từ lá hẹ

Tác dụng phổ biến của lá hẹ là trị ho, giảm khàn tiếng, mất giọng. Bài thuốc chữa viêm phế quản từ lá hẹ thực hiện như sau: Lấy 1 ít lá hẹ tươi, rửa sạch, để ráo nước. Cắt khúc lá hẹ từ 3 – 5 cm, cho lá hẹ và đường phèn vào bát rồi hấp cách thủy đến khi lá hẹ chín nhừ. Ăn cả nước và cái từ 2 – 3 lần/ngày trong thời gian dài.

2. Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y

Tùy từng triệu chứng bệnh mà đơn thuốc dành cho người bị viêm phế quản sẽ khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được kê đơn:

  • Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng với những trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn. Vì vậy, những trường hợp nhiễm bệnh do virus hoặc một vài nguyên nhân khác thì không cần sử dụng nhóm thuốc này.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có kháng sinh nếu người bệnh nhiễm các loại vi khuẩn kèm theo nhiều triệu chứng: Sốt, đờm xanh hoặc vàng, đờm mủ… Hoặc những trường hợp mắc thể bệnh cấp tính kèm theo một số bệnh khác như bệnh tim, phổi, gan, thận, suy giảm hệ miễn dịch…

Một số loại kháng sinh thường được sử dụng gồm: Augmentin, benzylpenicilin, ceftriaxone,…

Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

  • Thuốc hạ sốt

Người bệnh có thể sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt khi sốt từ 38,5 độ C trở lên. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng với Ibuprofen vì thuốc này chống chỉ định trong trường hợp sốt xuất huyết, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, suy tim sung huyết… Vì vậy, những người có bệnh lý về tim, phổi, thần kinh… cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc hạ sốt phù hợp nhất.

  • Thuốc long đờm

Carboxystein, Acetylstein, Terpinhdrat, Natri benzoat…giúp làm loãng chất tiết gây cản trở đường dẫn khí bằng cách cắt đứt cầu nối disulfura của aglycprotein, từ đó thay đổi cấu trúc và tống chất tiết ra ngoài.

  • Thuốc kháng viêm

Nhóm thuốc này giúp kiểm soát và làm giảm tình trạng viêm nhiễm tại phế quản. Một số nhóm thuốc thường được kê đơn gồm thuốc corticoid dạng uống, tiêm, xông hoặc hít.

  • Thuốc chống tắc nghẽn phế quản

Nhóm này thường được dùng nếu bệnh nhân có triệu chứng khó thở, phế quản bị hẹp, khò khè. Một số dạng thuốc thường dùng như Theophylin, thuốc ở dạng chủ vận beta-2,…

Thuốc giãn phế quản thường sử dụng dạng khí dung để tác động nhanh, trực tiếp vào vùng phế quản. Thuốc dạng uống không được khuyến khích sử dụng vì tác dụng tại ống phế quản thấp, đồng thời dễ gây tác dụng phụ như hoa mắt, tim đập nhanh, đỏ mặt, run tay, hồi hộp…

  • Thuốc kháng virus

Thường sử dụng thuốc kháng virus cúm A. Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến cáo sử dụng và sẽ cân nhắc kê đơn nếu nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là virus cúm. Nếu sử dụng thuốc này, cần dùng sớm trong vòng 36 giờ đầu kể từ khi phát bệnh.

  • Thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi

Tùy trường hợp mà người bệnh sẽ được kê đơn thuốc hoặc chỉ sử dụng biện pháp vệ sinh mũi bằng nước muối. Các loại thuốc kháng histamine, thuốc chống sung huyết mũi không được khuyến cáo sử dụng vì dễ gây tác dụng phụ.

  • Khoáng chất và vitamin

Đây không phải là thuốc trị bệnh nhưng có tác dụng tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, bác sĩ thường kê đơn kèm theo một số loại vitamin, kẽm… trong đơn thuốc.

***Lưu ý: Hầu hết các loại thuốc Tây y nêu trên đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Phổ biến nhất là tình trạng run tay, hoa mắt, nôn, buồn nôn… Trong nhiều trường hợp, nếu lạm dụng hoặc dùng thuốc sai, người bệnh còn có thể bị viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận,… Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, hướng dẫn.

3. Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam (Đông y)

Khác với Tây y tập trung vào điều trị triệu chứng ho, sốt, sổ mũi… Đông y quan niệm viêm phế quản xảy ra do hư hỏa, cảm thụ phải tà khí, phế khí ngưng trệ, thận âm hư mà thành bệnh. Tình trạng mãn tính do bệnh tái phát nhiều lần, tà khí xâm nhập sâu vào cơ thể. Vì vậy, ngũ tạng bị ảnh hưởng, tổn thương chức năng. Muốn trị bệnh hiệu quả, cần kết hợp giữa bồi bổ ngũ tạng với loại trừ tà khí ra bên ngoài.

Thuốc Đông y an toàn, lành tính, tác động vào căn nguyên gây bệnh

Thuốc Đông y chủ yếu sử dụng thảo dược tự nhiên. Vì vậy, thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Một số bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản cấp, mãn tính gồm:

  • Viêm phế quản cấp tính do phong hàn

Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng ho, đờm lỏng và trắng, ngạt mũi, khản tiếng, rêu lưỡi trắng, sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mỏi người, không ra mồ hôi… Để điều trị, sử dụng bài thuốc Hạnh tô tán gia giảm gồm: tô diệp 10g, hạnh nhân 12g, trần bì 8g, tiền hồ 12g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g, cát cánh 10g, phục linh 16g, bán hạ chế 8g, sinh khương 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống vào buổi sáng, tối.

  • Thể phong nhiệt

Điển hình bởi triệu chứng ho, đờm đặc hoặc có màu vàng, đau họng, khát nước, nước mũi vàng đục, sốt cao, sợ gió, ra mồ hồi, đau mỏi toàn thân, nhức đầu, rêu lưỡi vàng/ trắng mỏng…

Để điều trị, sử dụng bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm gồm: cúc hoa 12g, tiền hồ 12g, tang diệp 12g, ngưu bàng tử 12g, liên kiều 16g, cát cánh 10g, bạch hà 6g, cam thảo 6g, hạnh nhân 12g, lô căn 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống vào buổi sáng, chiều.

  • Thể khí táo

Thể cấp tính này thường có triệu chứng ho khan, đôi khi có lẫn ít đờm, có thể kèm tia máu; họng, lưỡi và mũi khô, sốt, sợ gió, đau họng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng… Phép trị bệnh cần nhuận táo dưỡng phế, sơ phong thanh nhiệt hoặc sơ phong tán hàn.

Bài thuốc trị bệnh là Tang bạch thang gia giảm: sa sâm 12g, tang diệp 12g, xuyên bối mẫu 6g, hạnh nhân 12g, cam thảo 6g, đậu xị 12g, tiền hồ 12g, chi tử 8g, cát cánh 10g. Ngày sắc uống 1 thang, chia 2 lần uống vào buổi sáng, chiều.

  • Viêm phế quản mãn tính do đàm thấp

Bệnh điển hình bởi triệu chứng ho đờm nhiều, rêu lưỡi trắng, mệt mỏi, chán ăn… Thành phần bài thuốc gồm: Bạch truật 16g, ý dĩ 16g, hậu phác 12g, đẳng sâm 12g, thương truật 12g, ngưu bàng tử 12g, trần bì 8g, sinh khương 3 lát, cam thảo 4g, bán hạ chế 10g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang, chia thành 3 lần.

  • Thể hàn ẩm

Thể bệnh này thường sợ lạnh, mạch tế nhược, rêu lưỡi trắng, nhiều đờm lỏng trắng, khó thở… Bài thuốc trị bệnh gồm: Bạch thược 12 g, ma hoàng 8g, bán hạ chế 12g, ngũ vị tử 8g, quế chi 8g, can khương 6g, tế tân 6g, cam thảo 6g. Sắc ngày 1 thang, uống 2 lần sáng tối.

Lưu ý khi điều trị giúp bệnh nhanh khỏi

Để việc điều trị viêm phế quản đạt hiệu quả cao, bên cạnh liệu trình thuốc do bác sĩ kê đơn, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

Với trẻ em

  • Giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng họng.
  • Không cho bé uống nước lạnh, thay vào đó hãy sử dụng nước ấm.
  • Vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  • Cho bé uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ, kết hợp với chườm bằng khăn ấm.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bé, ăn nhiều tôm, cá, rau xanh, chất béo lành mạnh (cá hồi,…), hạn chế đồ ăn cứng, cay nóng, đồ ăn ít chất dinh dưỡng, đồ có nhiều đường…
  • Với những bé bị tiêu chảy, sốt cao, cần bổ sung oresol bù điện giải
  • Thức ăn/thực phẩm có nhiều đường
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho bé, giữ cho bé tránh xa phấn hoa, động vật,…
  • Cách ly bé khỏi những người đang mắc bệnh
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh
  • Cho bé đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho bé dùng thuốc.

Cận thận trọng khi chữa viêm phế quản ở trẻ em

Với người lớn

  • Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế xúc động hay làm việc quá sức
  • Không hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc lá
  • Không hoặc hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn
  • Giữ ấm cơ thể
  • Vệ sinh tai mũi họng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Ăn đầy đủ chất
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, chất kích thích
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh viêm phế quản và cách khắc phục. Chữa bệnh sớm khỏi sớm, giúp người bệnh hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do bệnh gây ra. Vì vậy, khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh, người bệnh nên chủ động khám và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *