VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM – KHÔNG NÊN CHỦ QUAN

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi ở trẻ em đã lấy đi gần 20 sinh mạng mỗi giây và chiếm đến 16% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh chỉ tình trạng phổi bị nhiễm trùng. Các túi khí trong phổi (phế nang) chứa đầy mủ và dịch nhầy khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết.

Có đến 99% trường hợp tử vong vì bệnh viêm phổi xảy ra tại các quốc gia đang phát triển. Do đó, việc nhận ra các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em trong giai đoạn sớm để có thể kịp thời điều trị là rất quan trọng.

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em có thể do virrus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra. Hầu hết các trường hợp, bệnh xuất phát từ các virus như virus adeno, virus rhino, virus cúm, Nôn mửa, trớ.virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus parainfluenza… gây bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tốt có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ bao gồm sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm cao, có người thân hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.

Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em

Tùy vào độ tuổi của trẻ và nguyên nhân mà sẽ có các triệu chứng của bệnh viêm phổi khác nhau. Các triệu chứng chung của bệnh có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Ho
  • Nôn ói
  • Ớn lạnh
  • Tức ngực
  • Nghẹt mũi
  • Thở khò khè
  • Mệt mỏi, ít vận động
  • Đau bụng (vì trẻ bị ho và khó thở)
  • Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám
  • Khi thở nghe như rít hoặc thở khò khè
  • Thở nhanh, gấp (trong một số trường hợp, đây là triệu chứng duy nhất giúp nhận biết bệnh)
  • Mất cảm giác thèm ăn (ở trẻ lớn hơn) hoặc không muốn bú (ở trẻ sơ sinh), có thể dẫn đến mất nước

Nếu tình trạng viêm xảy ra ở phần dưới của phổi (vị trí gần bụng), trẻ có thể bị sốt, đau bụng hoặc nôn mửa nhưng không có các biểu hiện của bệnh hô hấp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ em

Thông thường, viêm phổi bắt đầu xảy ra sau khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi bé bị cảm lạnh hoặc đau họng. Sau đó, chúng tấn công đến phổi. Chất dịch nhầy, bạch cầu… tập hợp trong các phế nang của phổi khiến cơ thể khó hấp thu được oxy. Điều này vô tình khiến bé phải thở nhanh hơn để phổi có thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể.

Trẻ nhiễm vi khuẩn gây bệnh viêm phổi thường bị bệnh khá nhanh. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi biết sớm nhất là sốt cao đột ngột và thở nhanh bất thường. Trẻ bị viêm phổi do virus, có thể các triệu chứng sẽ xuất hiện từ từ và ít nghiêm trọng hơn. Việc trẻ thở khò khè có thể được xem là dấu hiệu phổ biến hơn cả.

Một số biểu hiện của bệnh đưa ra những manh mối quan trọng về vi trùng gây ra bệnh. Ví dụ như ở trẻ lớn và thiếu niên, viêm phổi do Mycoplasma (còn gọi là viêm phổi không điển hình) ngoài các triệu chứng viêm phổi thông thường sẽ có các triệu chứng như đau họng, đau đầu và phát ban.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm phổi do nấm chlamydia có thể gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ) với biểu hiện bệnh nhẹ và không sốt. Nếu trẻ bị viêm phổi do mắc ho gà, bé sẽ có những cơn ho kéo dài, mặt tái nhợt vì thiếu oxy hoặc khi hít thở nghe như tiếng rít. Hãy cho trẻ chủng ngừa vaccine ho gà nhằm bảo vệ bé chống lại căn bệnh này.

Khoảng thời gian kể từ khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và có những biểu hiện của bệnh là khác nhau. Điều này tùy thuộc vào virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Điển hình như nhiễm virus hợp bào hô hấp cần 4 – 6 ngày mới có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh trong khi virus gây bệnh cúm chỉ cần từ 18 – 72 giờ sau khi nhiễm.

Biện pháp điều trị viêm phổi ở trẻ em

Việc điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng thể chất và nguyên nhân nghi ngờ gây viêm phổi (virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng). Nếu bệnh do virus gây ra, bé không cần phải uống kháng sinh. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra, bé cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Tùy vào loại vi khuẩn được cho là nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh phù hợp.

Hầu hết trẻ bị viêm phổi có thể được điều trị tại nhà. Nếu có một trong các yếu tố sau bé phải nằm viện để nhân viên y tế chăm sóc:

  • Cần oxy trị liệu
  • Bị nhiễm trùng phổi có thể lan sang máu
  • Có bệnh mạn tính ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
  • Nôn mửa quá nhiều đến mức không thể uống thuốc
  • Viêm phổi tái đi tái lại
  • Có thể bị ho gà.

Phương pháp điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch và liệu pháp hô hấp. Trường hợp nặng hơn, bé có thể được điều trị trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).

Những dạng bệnh viêm phổi ở trẻ em

Một số dạng viêm phổi ở trẻ em bao gồm:

Viêm phổi ở trẻ em dạng nhẹ

Viêm phổi do một số loại vi khuẩn như Mycoplasma và Chlamydophila gây ra thường có triệu chứng nhẹ ở trẻ. Loại bệnh viêm phổi này còn được gọi là viêm phổi không điển hình, phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học.

Trẻ bị viêm phổi không điển hình có thể cảm thấy không quá mệt mỏi nhưng vẫn kèm theo các triệu chứng sau:

  • Ho khan
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi.

Viêm phổi ở trẻ em dạng trung bình

Virus là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp viêm phổi ở trẻ từ 4 – 5,5 tuổi. Những bé bị ảnh hưởng thường sẽ có các triệu chứng liên quan đến các loại virus khác như:

  • Ho
  • Sốt nhẹ
  • Tiêu chảy
  • Viêm họng
  • Nghẹt mũi
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Viêm phổi ở trẻ em dạng nặng

Viêm phổi do vi khuẩn phổ biến hơn ở trẻ trong độ tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên. Những loại viêm phổi này thường phát triển đột ngột giống như cơn cảm lạnh hoặc bị lây nhiễm virus và gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Sốt cao
  • Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh
  • Da có hiện tượng đỏ lên
  • Môi và đầu ngón tay có màu xanh nhẹ
  • Khò khè
  • Khó thở.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh có thể không biểu hiện những triệu chứng điển hình khi bị nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, cũng khá khó để xác định xem trẻ trong độ tuổi này có bị bệnh hay không vì con vẫn chưa thể diễn đạt được chính xác cảm giác của mình.

Tuy nhiên, các triệu chứng sau đây có thể cho thấy trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đang mắc phải bệnh viêm phổi:

  • Vẻ mặt nhợt nhạt
  • Hôn mê
  • Khóc nhiều hơn thường ngày
  • Nôn mửa, trớ.

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh viêm phổi thông qua việc khám sức khỏe thường quy. Bác sĩ sẽ quan sát trẻ, nhìn bé thở, nghe phổi của bé và các dấu hiệu nhận biết bệnh quan trọng khác… Đôi khi, bác sĩ sẽ chỉ định bé chụp X-quang ngực, làm xét nghiệm máu để việc chẩn đoán được chính xác.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi như thế nào?

Trẻ bị bệnh viêm phổi cần được nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước để dễ dàng tống xuất đàm ra ngoài.

Nếu con bạn bị viêm phổi do vi khuẩn và bác sĩ đã kê toa thuốc kháng sinh, hãy cho bé uống thuốc theo đúng thời gian theo chỉ dẫn. Điều này sẽ giúp bé phục hồi nhanh hơn và giúp ngăn ngừa lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình. Nếu bé thở khò khè, bạn có thể cho bé sử dụng máy phun sương hoặc ống hít.

Hãy hỏi bác sĩ trước khi bạn muốn cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc ho hay thuốc cảm nào. Thường xuyên đo nhiệt độ, quan sát sắc mặt, môi, đầu ngón tay của con. Hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nếu:

  • Trẻ sốt 38,9°C
  • Trẻ dưới 6 tháng sốt 38°C
  • Môi, đầu ngón tay tím tái.

Viêm phổi ở trẻ em có lây nhiễm không?

Viêm phổi là bệnh không lây nhiễm, nhưng virus và vi khuẩn gây bệnh viêm phổi có thể lây từ người này sang người khác. Chúng thường được tìm thấy trong dịch nhầy từ miệng hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh và phát tán ra xung quanh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Việc dùng chung ly uống nước và đồ dùng ăn uống, chạm vào khăn giấy, khăn tay mà người bị nhiễm bệnh dùng hoặc tiếp xúc với bề mặt có virus hay vi khuẩn gây bệnh cũng có thể lây lan viêm phổi. Do đó, tốt nhất bạn hãy giữ bé tránh xa bất kỳ ai có các dấu hiệu bị nhiễm trùng đường hô hấp như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đau họng, ho…

Có thể phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em không?

Một số loại bệnh viêm phổi có thể được ngăn ngừa bằng vaccine. Trẻ em được chủng ngừa định kỳ giúp chống lại bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà bắt đầu lúc 2 tháng tuổi (vaccine 5 trong 1).

Việc chủng ngừa vaccine cúm được khuyến khích cho tất cả các đối tượng khỏe mạnh trong độ tuổi từ 6 tháng đến 19 tuổi. Những trẻ có các bệnh mãn tính như rối loạn tim, phổi hay hen suyễn cần được tiêm phòng đầy đủ. Nguyên do là những trẻ này nếu mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng. Trẻ sinh non có thể được điều trị tạm thời nhằm bảo vệ bé chống lại virus hợp bào hô hấp (RSV) vì nó có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ.

Các bác sĩ có thể cung cấp thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em nếu các bé đã tiếp xúc với một người bị bệnh,.

Nếu trong gia đình có người bị nhiễm trùng hô hấp hoặc viêm họng, hãy giữ bàn chải đánh răng, ly uống nước và chén bát, muỗng đũa riêng với những người khác trong gia đình. Ngoài ra, mọi thành viên trong gia đình hãy rửa tay thường xuyên đề phòng nhiễm bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *