VIÊM HỌNG HẠT CÓ MỦ: ĐỪNG CHỦ QUAN KẺO HỐI HẬN KHÔNG KỊP

Viêm họng hạt có mủ là một tình trạng nguy hiểm, có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em, đặc biệt là người có hệ miễn dịch yếu. Nếu không điều trị bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng hạt có mủ là một dạng viêm họng mãn tính cấp độ nặng, xảy ra khi cổ họng bị tổn thương, nhiễm trùng, các tế bào lympho không còn khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, virus. Những vi sinh vật này sẽ xâm nhập theo đường họng, gặp các chất cặn bã còn sót lại trong họng tạo thành mủ. Vậy đâu là triệu chứng của viêm họng hạt có mủ? Bệnh có nguy hiểm không? Mời bạn tham khảo những thông tin mà Thuầnmộc.vn tổng hợp được trong bài viết sau đây.

Triệu chứng viêm họng hạt có mủ là gì?

Khi mắc bệnh viêm họng hạt có mủ, bạn sẽ có một số dấu hiệu sau:

  • Đau họng âm ỉ kéo dài. Cơn đau có thể nặng hơn khi bạn nuốt hoặc nói chuyện.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, đặc biệt ho nhiều vào buổi sáng.
  • Xuất hiện các hạt màu đỏ chứa mủ trắng khi nhìn sâu trong miệng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Ngứa họng, cảm giác nghẹn hoặc vướng khi ăn
  • Khan tiếng
  • Sốt từ nhẹ đến cao vào sáng sớm hoặc buổi tối, tuy nhiên cũng có trường hợp không sốt.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt có mủ

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt có mủ rất đa dạng, bao gồm:

  • Không điều trị dứt điểm viêm họng cấp tính, khiến bệnh tiến triển thành mạn tính và xuất hiện mủ.
  • Viêm xoang mạn tính khiến dịch mủ bị tắc nghẽn chảy ngược xuống cổ họng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây bệnh.
  • Một số virus gây bệnh thủy đậu, cúm, sởi… có thể gây viêm họng hạt.
  • Không vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ, khiến vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây bệnh.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, khiến hệ miễn dịch không đủ mạnhđể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Sử dụng các chất kích thích trong thời gian dài, như rượu bia, thuốc lá, gia vị cay nóng…
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí hậu thay đổi thất thường.
  • Dị ứng thức ăn, hóa chất, phấn hoa, lông động vật.
  • Tiếp xúc với giọt bắn hay dịch tiết của người bệnh.

Chẩn đoán viêm họng hạt có mủ

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ quan sát vùng cổ họng có các hạt màu đỏ chứa nhiều mủ trắng không. Ở người mắc bệnh lâu ngày, dịch trong cổ họng có thể có màu xanh, kèm theo mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng kiểm tra xem cổ họng có sưng to, tấy đỏ không và người bệnh có đau, ngứa rát họng, ho khan hoặc ho có đờm màu đục, trắng hoặc xanh kèm mùi hôi.

Các phương pháp điều trị viêm họng hạt có mủ

Việc điều trị viêm họng hạt có mủ thường bao gồm 2 yếu tố chính sau:

1. Điều trị viêm họng hạt có mủ bằng thuốc:

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng một số thuốc như:

  • Thuốc chống viêm: thường là thuốc kháng viêm có steroid (Corticosteroid) như dexamethasone, betamethasone, prednisolon, methylprednisolon… Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát cổ họng.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau: Paracetamol hoặc ibuprofen thường được dùng để điều trị sốt cao, đau họng.
  • Thuốc chống dị ứng: các thuốc kháng Histamin H1 như diphenhydramin, chlorpheniramin, alimemazin, promethazine… giúp giảm phù nề, làm dịu cổ họng, giảm ho.
  • Thuốc giảm ho: Bác sĩ có thể chỉ định terpin codein, dextromethorphan, neo codion, pholcodin…
  • Thuốc long đờm: bao gồm có N- Acetylcystein, bromhexin, ambroxol, carbocistein…
  • Thuốc điều trị dạ dày: Nếu viêm họng hạt do viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược thực quản gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc có khả năng trung hòa axit dạ dày như pantoprazole, famotidine, cimetidin, omeprazole, ranitidine….

2. Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm họng hạt tại nhà

Bên cạnh dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giúp hỗ trợ quá điều trị bệnh viêm họng hạt có mủ diễn ra nhanh hơn:

  • Thường xuyên súc miệng, khò họng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng và cổ họng.
  • Đảm bảo nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Bổ sung nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn mau hồi phục.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Viêm họng hạt có mủ có nguy hiểm không?

Đây là một bệnh mạn tính cấp độ nặng, do đó, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng, như:

  • Áp xe họng: Người bệnh có thể bị đau rát ở họng dữ dội hơn, không thể nuốt (kể cả là nướt nước miếng), đau cơ hàm, nhói ở tai, khó thở…
  • Viêm xung quanh amidan: Các triệu chứng bệnh tương tự áp xe họng kèm theo sưng hai bên amidan, nóng đỏ, khó mở miệng.
  • Viêm phổi: Dịch mủ ở các ổ nhiễm khuẩn trong họng có thể lan xuống cuống phổi và nhu mô phổi gây viêm.
  • Ung thư vòm họng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất nếu viêm họng hạt có mủ không được điều trị dứt điểm và đúng cách. Niêm mạc họng sẽ sưng đỏ, đau nhức dữ dội. Người bệnh có thể ho ra máu, mất tiếng, khó nuốt… Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể bị đe dọa đến tính mạng,
  • Biến chứng khác: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp, nhiễm trùng máu…

Thuần mộc hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh viêm họng hạt có mủ, biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn khi không may nhiễm bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *