ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP: DẤU HIỆU SỚM CỦA VIÊM KHỚP

Trong các bệnh lý liên quan đến khớp, đau nhức xương khớp là triệu chứng dễ nhận ra nhưng cũng dễ bị bỏ qua do tâm lý “nghỉ ngơi sẽ đỡ đau”.

Thật đáng ngạc nhiên rằng không chỉ người lớn tuổi mà cả thanh niên trẻ cũng có thể mắc các bệnh về khớp, gây ra nhiều đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống. Cảm giác đau xương khớp có thể cảnh báo nhiều vấn đề khác về sức khỏe, trong đó có viêm khớp.

Đau nhức xương khớp là triệu chứng gì?

Theo một khảo sát nghiên cứu trên 2119 người trưởng thành, tỷ lệ đau cơ xương khớp trong dân số thành thị ở Việt Nam là 14,5%, trong đó viêm xương khớp là bệnh viêm khớp phổ biến nhất.

Trước đà phát triển của cuộc sống hiện đại cùng với xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam, tình trạng đau xương khớp không còn là nỗi lo riêng của người lớn tuổi. Nguyên nhân đau nhức xương khớp có thể đến từ chấn thương, thường xuyên ngồi sai tư thế, ngồi lâu, ít vận động hoặc vận động quá mức ở vị trí các khớp. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở những vị trí như vai gáy, thắt lưng, gót chân, mắt cá chân, các khớp tay hay đầu gối… Trong một số trường hợp, cân nặng cũng là yếu tố khiến tình trạng đau ngày càng trầm trọng, khó phục hồi.

Nếu gặp chấn thương ảnh hưởng đến dây chằng, các bao hoạt dịch hoặc gân xung quanh khớp thì cũng có thể ảnh hưởng đến sụn và xương trong khớp gây đau.

Đau nhức xương khớp có thể báo hiệu tình trạng bệnh nào?

Đau nhức là một đặc điểm của bệnh viêm khớp và nhiễm trùng nhưng rất hiếm khi có liên quan đến ung thư khớp. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như chlamydia và bệnh lậu cũng có thể dẫn đến đau khớp. Tuy nhiên, những nguyên nhân đau nhức xương khớp phổ biến nhất là:

Thoái hóa khớp

Bệnh lý viêm khớp có hơn 100 loại nhưng phổ biến nhất phải kể đến tình trạng viêm xương khớp hay còn gọi là thoái hóa khớp, trong đó thường gặp nhất là ở khớp gối. Đây là tình trạng tổn thương phần sụn nằm ở đầu xương do quá trình mài mòn dần theo thời gian, gây ra những phản ứng viêm, sưng, giảm dịch khớp.

Khi bị thoái hóa khớp, lớp sụn vốn có chức năng hấp thụ lực khi di chuyển trở nên hư tổn khiến các đầu xương chà xát vào nhau, trục xương cong vào trong. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn nếu cử động khớp và mức độ đau cũng tăng dần theo hoạt động, từ đó làm suy giảm chức năng khớp.

Ngoài ra, thời tiết thay đổi cũng khiến cơn đau bộc phát. Đặc biệt, người bệnh thường rơi vào tình trạng cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy nhưng sẽ thuyên giảm dần.

Thoái hóa khớp có diễn tiến nặng dần hơn theo thời gian nếu không được chữa trị. Khi sụn và khớp thoái hóa, khả năng vận động của người bệnh cũng bị hạn chế. Bệnh tiềm ẩn nguy hiểm gây biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

Đau nhức xương khớp có thể là biểu hiện bệnh gút

Gút (hay gout, thống phong) là căn bệnh có triệu chứng đặc trưng ở khớp. Bệnh do axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm, đau đột ngột, sưng tấy, cảm giác ấm nóng ở các khớp ngón chân cái. Trong một số trường hợp, bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác của chân như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân nhưng ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do thói quen thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purin (hải sản, thịt đỏ, đồ uống có cồn). Rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ máu. Lượng axit uric này tích tụ ở nồng độ quá cao sẽ hình thành những tinh thể nhỏ, tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng cũng như đau đớn cho người bệnh.

Cơn đau xương khớp do bệnh gút gây ra có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, phá hủy sụn.

Đau xương khớp vì loãng xương

Loãng xương (giòn xương, xốp xương) là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa khiến xương giòn đi, dễ tổn thương và dễ gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, thường biểu hiện qua các cơn đau nhức ở lưng. Bệnh có thể làm lưng còng, sụt cân dần dần, cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.

Nhiều người cho rằng đây là bệnh của tuổi già và không thể tránh khỏi nhưng thực tế hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức xương khớp

Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) là một trong nhiều bệnh rối loạn tự miễn về khớp gây sưng đau nhiều khớp xương. Bệnh gây cứng các khớp mỗi buổi sáng hoặc sau khi ngồi yên bất động trong một quãng thời gian.

Viêm khớp dạng thấp cũng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế khi sinh hoạt, đi lại hay vận động. Khi không được điều trị sớm, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động và làm tăng nguy cơ tàn phế.

Lao xương khớp – Nguyên nhân đau nhức xương khớp phổ biến

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis, chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa nhưng cũng có thể lây lan qua đường máu đến các cơ quan khác. Lao cơ xương (lao xương và khớp hay thường được gọi là lao xương) là loại lao ngoài phổi phổ biến thứ 3 sau bệnh lao màng phổi và bạch huyết.

Lao xương khớp thường khu trú ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Các triệu chứng phổ biến nhất là đau tại chỗ, thường ở phía sau cột sống. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt và sụt cân.

Dấu hiệu sớm của đau nhức xương khớp do viêm khớp là gì?

Tuy viêm khớp rất đa dạng nhưng nhìn chung những triệu chứng thường thấy là:

  • Cơn đau và cứng khớp xuất hiện đột ngột mà không có lý do rõ ràng
  • Đau nhức xương khớp đi kèm với sốt
  • Cơn đau bộc phát sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu không vận động
  • Sưng, đau ở khớp dữ dội kéo dài
  • Bị hạn chế chuyển động ở các khớp đau
  • Có âm thanh lạ trong khớp khi vận động

Ngoài ra, bạn cần nắm được những dấu hiệu sớm của các bệnh viêm khớp phổ biến, cụ thể như sau.

Triệu chứng sớm của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp (viêm xương khớp) thường ảnh hưởng đến các khớp lớn hơn, chịu trọng lượng, chẳng hạn như khớp gối.

Ban đầu, các khớp xương bị ảnh hưởng sẽ bị đau và cứng, đặc biệt là sau khi vận động. Ngoài ra, cơn đau thường bắt đầu vào buổi sáng khi thức dậy và sẽ giảm dần trong ngày.

Triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng gây đau và sưng ở khớp. Thông thường các khớp nhỏ của ngón tay và ngón chân sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Triệu chứng phổ biến nhất là cứng khớp buổi sáng.

Bệnh mang tính chất đối xứng, chẳng hạn như nếu ngón tay trỏ bên trái bị sưng và đau thì ngón trỏ phải thường cũng có các triệu chứng tương tự. Viêm khớp dạng thấp có thể phát triển đến mức ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, gây đau nhức xương khớp toàn thân.

Các triệu chứng không liên quan đến khớp khác có thể bao gồm:

  • Thở hụt hơi, thở nông
  • Sốt
  • Đau ngực

Triệu chứng bệnh gút sớm

Gút là một dạng viêm khớp thường tấn công vào khớp lớn của ngón chân cái. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác như mắt cá chân hoặc đầu gối. Bệnh gút gây đau nhức, đỏ và sưng rất dữ dội ở một khớp. Người bệnh có thể mắc bệnh gút ở cùng một khớp nhiều lần hoặc ở các khớp khác nhau.

Bệnh xương khớp thường được xem như “bệnh người già”. Tuy nhiên, một cơn đau khớp gối ở người trẻ tuổi cũng có thể cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe không nên chủ quan. Để bảo vệ khớp từ sớm hoặc giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, bạn có thể bổ sung thêm những sản phẩm chứa glucosamine sulphate tinh thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh glucosamine có tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm các triệu chứng thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ và trung bình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *