CÁC LOẠI BỆNH VẢY NẾN THƯỜNG GẶP VÀ TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT

Vảy nến là một trong những bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các châu lục nhưng tỉ lệ người bị vảy nến luôn dao động trong khoảng 1 – 3% dân số. Bệnh có nhiều thể, mỗi thể lại gây các dạng tổn thương bề mặt không giống nhau. Nắm được thể bệnh vảy nến mắc phải sẽ hỗ trợ việc chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe và điều trị.

Các thể bệnh vảy nến thường gặp

Hiện nay, các thể bệnh vảy nến được chia thành những nhóm như sau:

I. Bệnh vẩy nến mảng bám

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, cứ 10 người bị vảy nến thì có đến 8 người bị vảy nến thể mảng bám. Đây là thể bệnh vảy nến phổ biến nhất, còn được là “vẩy nến Vulgaris”.

Người bị vảy nến mảng bám, trên da sẽ xuất hiện từng mảng đỏ được bao phủ bằng lớp vảy trắng bạc. Vảy nến mảng bám có thể xuất hiện tại vị trí bất kì trên cơ thể nhưng chủ yếu tại khu vực:

  • Khuỷu tay
  • Đầu gối
  • Da đầu
các loại bệnh vảy nến
Hình ảnh bệnh vảy nến mảng bám.

Người bị vảy nến mảng bám có thể xuất hiện triệu chứng:

  • Da nóng rát, giống như bị châm chích
  • Đau đớn
  • Ngứa ngáy
  • Nứt da
  • Chảy máu da

II. Bệnh vẩy nến Guttate

Đây là dạng vẩy nên phổ biến thứ 2, chỉ xếp sau bệnh vẩy nến mảng bám. Theo cuộc khảo sát của Tổ chức bệnh Vảy nến Quốc gia (NPF), có khoảng 10% người bị bệnh vảy nến thuộc thể bệnh Guttale.

các loại bệnh vảy nến thường gặp
Hình ảnh bệnh vảy nến Guttate.

Theo tiếng Latin, Gulatte có nghĩa là hạt mưa. Bệnh vẩy nến Guttate hình thành những đốm nhỏ màu hồng lấm tấm trên vị trí:

  • Phần thân người
  • Cánh tay
  • Đùi
  • Da đầu

Nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng do liên cầu khuẩn; căng thẳng kéo dài, chấn thương da, yếu tố di truyền, tác dụng phụ của thuốc chặn beta có thể là tác nhân kích hoạt bệnh vảy nến Guttate bùng phát.

Bệnh vảy nến Guttate có thể biến mất trong một vài tuần mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Cũng có một số trường hợp bệnh dai dẳng, cần dùng thuốc điều trị mới thuyên giảm.

III. Bệnh vẩy nến nghịch đảo

Quan sát bề mặt da người bị vẩy nến nghịch đảo thấy xuất hiện đốm da có màu đỏ tươi, bóng, mịn. Những đốm này có mặt nhiều tại vùng da bị nhăn, có nếp gấp như:

  • Nách
  • Da gấp quanh khu vực sinh dục
  • Bộ phận sinh dục
  • Háng
  • Giữa mông

Đây là những khu vực khá nhạy cảm, chỉ cần ma sát nhẹ hay tác động của mồ hôi, da rất dễ bị rách, chảy máu, gây đau đớn, khó chịu, đồng thời gây khó khăn trong việc kiểm soát triệu chứng và điều trị.

IV. Bệnh vẩy nến thể mủ

So với những loại trên, vảy nến thể mủ không thực sự phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở người lớn, trẻ em hiếm khi gặp phải. Triệu chứng đặc trưng của bệnh vảy nên thể mủ đó là trên bề mặt da hình thành các mụn mủ, bao quanh chúng là một lớp vòng khuyên màu đỏ. Khi mụn mủ vỡ ra và khô lại, chúng để những chấm, vảy màu nâu trên da, kèm theo đó là các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Ớn lạnh
  • Da đỏ tươi
  • Mệt mỏi
  • Yếu cơ
  • Ngứa dữ dội
  • Ăn mất ngon
  • Nhịp tim nhanh
vảy nến thể mủ
Hình ảnh bệnh vảy nến thể mủ

Bất kì bộ phận nào trên cơ thể đều có thể bị vảy nến thể mủ nhưng phổ biến nhất vẫn là da bàn tay và da bàn chân. Nếu vảy nến thể mủ lan rộng trên toàn bộ cơ thể, bệnh được gọi là bệnh vẩy nến tổng quát hay vẩy nến Von Zumbusch. Đây là một dạng vẩy nến thể mủ nghiêm trọng, cần được chăm sóc và điều trị đặc biệt.

Một số tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến thể mủ đó là: nhiễm trùng, stress, ảnh hưởng của thuốc Steroid toàn thân, đột ngột ngưng một số loại thuốc bao gồm cả steroid tại chỗ, mang thai, tiếp xúc với hóa chất, ánh sáng mặt trời.

V. Bệnh vẩy nến Erythrodermic

Mặc dù chỉ chiếm 3% ca bị nhưng vẩy nến Erythrodermic đặc biệt nguy hiểm (theo NPF). Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng tại chỗ và toàn thân như:

  • Da đỏ tươi, bóng, phù nề, rướm dịch, phủ vảy nước
  • Ngứa dữ dội
  • Các nếp kẽ bị loét, nứt nẻ,
  • Không có vùng da nào lành lặn.
  • Sốt, ớn lạnh
  • Đau nhức khắp người
bệnh vảy nến Erythrodermic
Hình ảnh bệnh vẩy nến Erythrodermic.

Vảy nến Erythrodermic nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như:

  • Thiếu hụt protein,chất lỏng
  • Nhiễm trùng
  • Viêm phối
  • Sưng phổi
  • Suy tim
  • Xung huyết

Khi phát hiện những triệu chứng trên, cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp chăm sóc và điều trị đặc biệt, tránh để bệnh xảy ra biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

VI. Bệnh vẩy nến móng tay

Khi bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến móng, bệnh được gọi là vảy nến móng tay. Một số triệu chứng thường gặp như:

  • Móng tay biến đổi màu.
  • Xuất hiện những đốm nhỏ, trắng lỗ rỗ trên móng.
  • Móng tăng trưởng bất thường.
  • Móng lồi lõm bất thường, hình thành những rãnh sâu.
  • Móng bị tách khỏi nền móng khiến cho phần thịt xung quanh bị sưng phù, hư tổn, khiến móng dày gấp 2-3 lần so với trạng thái móng ban đầu.

VII. Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là tình trạng bạn bị cả vảy nến lẫn viêm khớp. Theo khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và phát triển thành viêm khớp vảy nến, khoảng 90% người bị bệnh trên có sự biến đổi đổi ở móng tay. Một số triệu chứng người bị viêm khớp vảy nến thường xuyên mắc phải gồm có:

bệnh vảy nến viêm khớp
Hình ảnh tay bị sưng phồng do vảy nến viêm khớp.
  • Đau khớp, cứng khớp, đau hơn vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi.
  • Ngón chân, ngón tay bị sưng.
  • Các khớp có thể bị biến đổi màu.

Trên đây là một số loại bệnh vảy nến thường gặp và phương pháp điều trị. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường nào vừa liệt kê trên, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh gây biến chứng nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *