BẠN CÓ THỂ PHÂN BIỆT BỆNH VẢY NẾN, CHÀM VÀ VIÊM DA?

Bạn có biết ba nguyên nhân thông thường gây ra phát ban da là bệnh vẩy nến, bệnh chàm và bệnh viêm da? Trong một số trường hợp rất khó khăn để phân biệt được ba bệnh này. Tuy nhiên, lại không có xét nghiệm nào có thể giúp phân biệt bệnh vẩy nến, bệnh chàm và bệnh viêm da. Hơn nữa, bạn rất có thể nhầm lẫn vì các bệnh này trông rất giống nhau.

Để có chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải hỏi bạn kỹ lưỡng về quá trình bệnh và triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện vài kiểm tra hoặc xét nghiệm da. Nếu tình trạng da đỏ, ngứa, hoặc bị viêm làm bạn khó chịu, bạn nên thực hiện những xét nghiệm yêu cầu để nhận được chẩn đoán bệnh chính xác. Vì một khi nguyên nhân được tìm thấy, có thể bắt đầu điều trị và chữa khỏi bệnh.

Để giúp bác sĩ xác định đúng, bạn nên biết sự khác nhau giữa các bệnh vẩy nến, chàm và viêm da.

Bệnh viêm da

Bệnh viêm da là một khái niệm rất rộng mà thường có nghĩa là “sưng viêm trên da”. Nếu da tiếp xúc với chất kích ứng đặc biệt, bạn có thể bị viêm da tiếp xúc. Có hai loại viêm da tiếp xúc chính là: kích ứng và dị ứng. Cả hai đều là nguyên nhân phổ biến của tình trạng da đỏ và nổi mẩn ngứa.

Viêm da tiếp xúc kích ứng phổ biến nhất, xuất hiện khi da bị viêm do tiếp xúc với những thứ như hóa chất, axit, xà phòng, chất tẩy rửa. Viêm da tiếp xúc kích ứng có thể cho thấy bạn đã tiếp xúc với các chất này trước hay chưa. Thường thì bạn sẽ bị phát ban trên bàn tay với cảm giác như châm chích, ngứa và đau đớn. Bạn sẽ tiếp tục chịu đựng phản ứng khó chịu này cho đến khi nguyên nhân được phát hiện ra và bạn có thể tránh được chất gây kích ứng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra nếu bạn bị nhạy cảm hoặc dị ứng với một chất, ví dụ như niken hoặc các kim loại khác và loại nước hoa nào đó. Với viêm da tiếp xúc dị ứng, nổi mẩn trên da có thể xuất hiện trên khu vực tiếp xúc với chất gây dị ứng trong vòng 24 đến 48 giờ. Ngứa là triệu chứng chính. Những người bị viêm da dị ứng hay tái phát có thể thử xét nghiệm dị ứng tìm nguyên nhân.

Bệnh chàm

Bệnh chàm thường có triệu chứng là những mảng rất ngứa, đỏ, sưng và có thể có vết nứt do cào gãi làm trầy xước. Phát ban thường xảy ra trên mặt, mặt trong khuỷu tay, mặt sau đầu gối, trên bàn tay và bàn chân.

Nguyên nhân chính xác của bệnh chàm chưa rõ, nhưng có liên quan với di truyền và yếu tố môi trường. Các loại phổ biến nhất của bệnh chàm là viêm da dị ứng, tình trạng dị ứng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh có thể biến mất trước 2 tuổi hoặc kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Một số chất có thể kích hoạt đợt bùng phát của chàm, vì vậy điều quan trọng là phải xác định và tránh xa chúng. Chất kích thích thường gặp bao gồm các chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng, clo và len. Căng thẳng và nhiệt độ đột ngột thay đổi cũng có thể gây bệnh chàm.

Để xác nhận xem bạn có bệnh chàm hay không, bác sĩ có thể hỏi về tiền sử gia đình bệnh dị ứng và yêu cầu bạn làm vài xét nghiệm dị ứng hoặc xét nghiệm máu.

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, gây những mảng da đỏ và bong vẩy màu trắng bạc. Mảng vẩy nến có thể ngứa, đau. Tổn thương da của bệnh vẩy nến thường nằm ở mặt ngoài của khuỷu tay và đầu gối, nhưng bệnh vẩy nến cũng có thể ảnh hưởng đến da đầu và móng tay.

Nhiều nguyên nhân có thể làm bùng phát bệnh vẩy nến, bao gồm stress, thời tiết lạnh, da bị tổn thương, và một số loại thuốc. Không giống như viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến không thường xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn 10 tuổi mà chủ yếu xuất hiện ở người lớn.

Bệnh vẩy nến có thể giống các bệnh ngoài da khác. Do đó, bác sĩ chẩn đoán bằng cách kiểm tra chặt chẽ da, móng tay và da đầu. Bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh thiết da, tức là cắt lấy một mẫu da nhỏ và xem dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh.

Hy vọng các thông tin phân biệt bệnh vẩy nến, bệnh chàm và bệnh viêm da trên của Thuanmoc.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng bệnh mà mình đang gặp phải.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *