5 NGUYÊN NHÂN KHIẾN DA TRẺ ĐỔI MÀU

Hiện tượng da trẻ sơ sinh đổi màu có thể đến từ nhiều nguyên nhân chẳng hạn như chàm, chứng xanh tím đầu chi, rôm sảy, đồi mồi…

Việc trẻ sơ sinh đổi màu da chỉ là một phần bình thường của thời thơ ấu. Chúng phụ thuộc vào màu da và liệu bé có vấn đề về sức khỏe nào không. Hầu hết các lý do của da đổi màu ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm, triệu chứng có thể xuất hiện và tự biến mất tùy thuộc vào tình hình. Bài viết sau, Thuanmoc.vn sẽ chỉ ra 5 nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đổi màu da để bạn cân nhắc việc có nên đưa con đi bác sĩ hay không.

1. Chứng xanh tím đầu chi

Acrocyanosis là một loại tế bào xám gây ra hiện tượng làn da trẻ nhỏ chuyển sang màu xanh. Ở trẻ sơ sinh, hệ tuần hoàn có thể mất nhiều thời gian mới phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, tình trạng này khá lành tính đối với các bé sơ sinh khỏe mạnh và sẽ biến mất sau 48 giờ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các mạch máu bị co lại sau khi sinh, lượng khí oxy dẫn đến tay và chân ít.

Triệu chứng: Da trẻ sơ sinh đổi màu xanh ở bàn tay, bàn chân, môi và mặt. Thông thường không có các triệu chứng khác nếu bé có chỉ số sức khỏe bình thường.

2. Nấm da

Nấm da xuất hiện do sự ẩm ướt và nhiệt độ gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hăm da vì trẻ mặc tã ướt trong thời gian dài. Do đó, bạn phải canh để biết lúc nào tã đầy và thay tã khác cho con.

Triệu chứng: Bạn sẽ thấy da bé có các vết đốm đỏ, bé có cảm giác ngứa, đau.

3. Đỏ da

Phát ban đỏ xuất hiện ngay sau khi sinh và có thể kéo dài 2 – 3 tháng. Bé cũng có thể có các vết sưng trên mũi, gây ra bởi các tuyến dầu bị tắc nghẽn. Nguyên nhân đôi khi là do lượng hormone mà mẹ truyền sang con vẫn còn sót lại.

Triệu chứng: Các nốt ban nhỏ có nhân màu trắng hoặc vàng. Vết đỏ xuất hiện bất thường ở những khu vực trên ngực, lưng hoặc mặt.

4. Chàm

Hiện tượng da trẻ sơ sinh đổi màu cũng có thể xuất phát từ bệnh chàm. Bé có da trắng thường có xu hướng nhạy cảm với các chất gây dị ứng qua đường ăn uống và tiếp xúc với da. Mặc dù không phải lúc nào con cũng có biểu hiện dị ứng nhưng đôi khi đó là phản ứng để kích hoạt bệnh. Tình trạng da khô đôi khi cũng gây ra chàm.

Triệu chứng: Sưng đỏ trên mặt, cổ, ngực, cánh tay và đùi, ngứa, cũng như các vùng da hở.

5. Phát ban

Phát ban xuất hiện nhanh và lan ra sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Đó là phản ứng của hệ miễn dịch đối với thực phẩm hoặc các chất gây dị ứng bên ngoài mà cơ thể nhạy cảm. Trẻ sơ sinh có thể nhạy cảm với nhiều loại thực phẩm, nước hoa và thuốc nhuộm khác nhau do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Triệu chứng: Đỏ da, ngứa, khó thở và có thể đau bụng (nôn mửa, đau bụng hoặc tiêu chảy).

Các bài viết của Thuanmoc.vn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *