PHƯƠNG PHÁP CHỮA ZONA THẦN KINH HIỆU QUẢ VÀ CÁCH NGĂN NGỪA BỆNH

Tác nhân gây zona thần kinh giống với tác nhân gây bệnh thủy đậu là virus Varicella Zoster, chúng thường trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác sau điều trị thủy đậu. Khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy giảm, virus này sẽ phát triển trở lại và gây zona thần kinh, không tiếp tục gây bệnh thủy đậu. Chữa zona thần kinh sớm sẽ hạn chế được biến chứng và sẹo.

1. Zona thần kinh có tự khỏi được không?

Đầu tiên hãy tìm hiểu về diễn tiến của bệnh zona thần kinh, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 3 ngày khi gặp yếu tố thuận lợi và virus phát triển gây bệnh. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện thường là tăng cảm giác da như ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói ở 1 phía cơ thể, sau 1 – 2 ngày mới nổi các mụn nước li ti trên những vùng da bị đau.

Zona thần kinh do virus thủy đậu gây bệnh

Vùng da này xuất hiện nhiều mụn nước, đồng thời có hiện tượng đỏ kích ứng bị bỏng, càng về sau sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10 – 12 ngày. Sau 2 – 4 tuần, lớp da khô lại, bong vảy và khỏi hẳn. Như vậy, nếu không điều trị thì zona thần kinh vẫn có thể tự khỏi tùy vào chế độ chăm sóc, vệ sinh cũng như sức đề kháng của cơ thể.

Tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, vùng da bị zona thần kinh dẫn đến bội nhiễm thì tại các mụn nước này sẽ bắt đầu viêm nhiễm, mưng mủ. Người bệnh sẽ sốt cao, ngoài ra zona sẽ lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể.

Người bị zona thần kinh có thể bị sốt cao

Lúc này nếu không điều trị, zona thần kinh bội nhiễm sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Nếu bệnh xảy ra gần mắt, người bệnh có thể giảm khả năng nhìn hoặc biến chứng mù mắt. Các chuyên gia cho biết, nếu sau 3 tháng zona thần kinh không tự khỏi và có dấu hiệu lan rộng, người bệnh nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị triệt để.

2. Những cách chữa zona thần kinh hiệu quả

Việc chăm sóc, chữa trị đúng cách sẽ rút ngắn được thời gian nhiễm zona thần kinh lại, hơn nữa triệu chứng cũng bớt khó chịu, vùng da mắc bệnh nhanh hồi phục hơn.

2.1. Nguyên tắc điều trị bệnh

  • Hạn chế gãi vì có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo do nhiễm trùng thứ phát. Nếu quá ngứa có thể sử dụng thuốc kháng histamin. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau, rát, có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Để làm dịu các cơn đau cũng như làm khô các sang thương, có thể dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vùng vết thương bị rỉ mủ. Một ngày thực hiện khoảng 7 – 8 lần, mỗi lần 20 phút. Khi sang thương đã khô thì ngưng áp dụng cách này.
  • Vệ sinh vùng sang thương bằng xà bông và nước sạch sẽ để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để vùng sang thương không bị cọ sát gây đau.
  • Hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đặc biệt là người chưa từng bị thủy đậu hoặc hệ miễn dịch yếu.

Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng viêm rất tốt với vùng da bị zona thần kinh

2.2. Dùng thuốc

Việc dùng thuốc chữa zona cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng là:

  • Thuốc giảm đau: như acetaminophen. Thuốc giảm đau thường được chỉ định sau khi zona đã lành nhưng xuất hiện các cơn đau dây thần kinh.
  • Thuốc kháng virus: như acyclovir, dùng thuốc này trong giai đoạn sớm mới mang lại hiệu quả điều trị cao.
  • Kháng sinh: nếu có bội nhiễm, bệnh nhân sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Corticoid: thuốc có tác dụng giảm viêm nhưng có nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng.

Zona thần kinh thường tự khỏi sau 2 – 4 tuần

3. Ngăn ngừa zona thần kinh như thế nào?

Thực tế không thể lại bỏ hoàn toàn tác nhân gây zona thần kinh là virus thủy đậu cư trú trong các hạch, điều quan trọng là dùng thuốc kiểm soát, kết hợp với tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch để tác nhân này không phát triển gây bệnh.

Một số cách đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh zona hiệu quả là:

  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân zona hoặc thủy đậu để tránh lây virus gây bệnh. Ngoài ra không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, quần áo,… với người có dấu hiệu bệnh để ngừa virus lây nhiễm gây bệnh.

Sử dụng chung khăn tắm, khăn mặt có thể gây lây nhiễm zona thần kinh

  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Một số thực phẩm nên sử dụng khi bị zona là:

+ Thực phẩm giàu kẽm như cá hồi, thịt đỏ, các loại rau xanh đậm bởi kẽm giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp vết thương mau lành.

+ Các thực phẩm giàu lysine như thịt gà, sữa,… Lysine giúp hạn chế sự phát triển của virus hiệu quả.

+ Các thực phẩm giàu vitamin như chuối, cam, bưởi,… giúp tăng cường hệ miễn dịch.

  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao, tốt nhất nên vận động hàng ngày, mỗi ngày tối thiểu 30 phút.
  • Vệ sinh cá nhân, nhà cửa và môi trường sống xung quanh sạch sẽ như tắm rửa hàng ngày, giặt chăn màn định kỳ, lau dọn nhà cửa,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *