GÓC GIẢI ĐÁP: NỔI MỀ ĐAY TỰ KHỎI KHÔNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH

Nổi mề đay là một tình trạng dị ứng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh không gây lây nhiễm nhưng dễ bị tái phát khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Rất nhiều người thắc mắc nổi mề đay tự khỏi không và cần phòng ngừa bệnh như thế nào?

1. Bệnh nổi mề đay tự khỏi không?

Bệnh nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do dị ứng thực phẩm, do dị ứng thuốc, dị ứng mỹ phẩm, do bị côn trùng cắn hoặc cũng có thể do thay đổi thời tiết hoặc do sự chênh lệch nhiệt độ quá cao,… những điều kiện này khiến cho cơ thể sinh ra phản ứng của hệ miễn dịch, tăng lượng Histamine dẫn đến những cơn ngứa rát, khó chịu và xuất hiện tình trạng nổi mề đay.

Nổi mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu

Theo các chuyên gia da liễu, bệnh nổi mề đay có thể được chia làm 2 dạng, đó là mề đay cấp tính và mề đay mạn tính. Cụ thể như sau:

Đối với các trường hợp bị nổi mề đay cấp tính: Khi da tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, thì khoảng vài phút hoặc khoảng vài giờ sau, những nốt mề đay có thể chỉ xuất hiện trên da của người bệnh. Những cơn ngứa sẽ tăng dần về mức độ, càng ngày càng thấy rõ cảm giác ngứa ngáy dữ dội, tình trạng ngứa lan sang các vùng da bên cạnh và xuất hiện những mẩn đỏ. Bệnh thường chỉ kéo dài dưới 6 tuần.

Đối với những trường hợp bị nổi mề đay mạn tính: Trường hợp này khó điều trị hơn nổi mề đay cấp tính. Thời gian bị bệnh sẽ diễn ra lâu hơn. Triệu chứng nổi mề đay có thể ngắt quãng, nhưng kéo dài, tái đi tái lại và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số biến chứng khác như khó thở, buồn nôn, sốt cao,… thậm chí sốc phản vệ, vô cùng nguy hiểm.

Nổi mề đay có thể do dị ứng phấn hoa

Trả lời thắc mắc “Nổi mề đay tự khỏi không”, các bác sĩ cho biết, mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, cơ địa khác nhau, nguyên nhân gây bệnh khác nhau và đây chính là những yếu tố quyết định thời gian phát bệnh và thời gian phục hồi bệnh. Thông thường, với những người khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, ăn uống khoa học, đầy đủ chất, uống nhiều nước, đồng thời thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe,… thì người bệnh có thể không cần uống thuốc, trong khoảng vài ngày, tình trạng mề đay sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu trường hợp nổi mề đay là do bệnh nhân bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, lông động vật hoặc một số loại hóa chất tẩy rửa,… thì bệnh sẽ rất dễ chuyển thành mạn tính và cần phải điều trị.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp chủ quan với tình trạng nổi mề đay trên cơ thể. Họ thường nhầm lẫn bệnh nổi mề đay với những bệnh ngoài da khác, điều trị sai cách hoặc không điều trị dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu không hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và không kiêng cữ cẩn thận thì bệnh sẽ rất dễ tái phát và gây nhiều khó khăn khi điều trị.

2. Phải làm sao để hạn chế những tổn thương khi bị nổi mề đay?

Khi nổi mề đay, bạn thường vô cùng ngứa ngáy khó chịu, điều này dẫn đến bạn có phản ứng gãi nhiều hơn và có thể gây tổn thương da. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế gãi quá nhiều.
  • Nên dùng một chiếc khăn mềm sạch và nhúng vào nước mát, sau đó lấy khăn mát này chườm lên vùng da bị nổi mề đay. Cách này sẽ giúp da bạn giảm ngứa, trở nên dễ chịu hơn.
  • Tùy theo mức độ ngứa da của bạn, bạn có thể ngâm mình trong nước ấm hoặc nước lạnh trong khoảng 15 phút để giúp làm da giảm cảm giác ngứa rát, làm mát da, tránh nguy cơ tổn thương da.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn không nên chủ quan, nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện nổi mề đay, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị bệnh kịp thời.

3. Phương pháp điều trị tình trạng nổi mề đay

Một số bệnh nhân lựa chọn điều trị mề đay theo một số biện pháp dân gian chẳng hạn như uống trà gừng, chườm lá ngải cứu, tắm lá khế, một số bài thuốc từ rau má, tía tô, lô hội,… Phương pháp này tiện lợi và dễ thực hiện nhưng chỉ phù hợp với những người bị bệnh ở mức độ nhẹ, hiệu quả điều trị thấp và bệnh vẫn có thể tái phát trở lại.

Điều trị nổi mề đay bằng thuốc

Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một số loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh. Chẳng hạn như thuốc kháng Histamin, thuốc Corticosteroid, thuốc ngăn ngừa mẫn cảm,… Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng thuốc, thời gian dùng thuốc mà bác sĩ quy định. Không lạm dụng thuốc để tránh tình trạng nhờn thuốc hoặc gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.

Để phòng ngừa tình trạng nổi mề đay, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Nên giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông và những ngày hè nắng nóng thì bạn không nên mặc quần áo quá chật, mà nên mặc những trang phục rộng, thoáng mát và thấm hút mồ hôi,… Đây là một cách để hạn chế nguy cơ nổi mề đay.

Nên đi khám để được kịp thời điều trị bệnh

  • Không nên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, nhiều phấn hoa hay những nơi có nhiều côn trùng,… để tránh xảy ra dị ứng nổi mề đay.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản, đồ ăn cay nóng, thuốc lá, cà phê,….
  • Nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc an thần,…
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhận biết sớm những vấn đề sức khỏe của cơ thể và kịp thời khắc phục, cải thiện sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *