CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG DẤU HIỆU NHIỄM TRÙNG TAI Ở TRẺ NGAY TỪ SỚM

Viêm tai giữa hay còn được gọi là nhiễm trùng tai, là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì lúc này, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện và non nớt, nên trẻ dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công, do vậy bạn cần phải lưu ý và cảnh giác với những dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ ngay từ sớm.

1. Đôi nét kiến thức về nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai diễn tả tình trạng vị trí ống tai giữa bị viêm nhiễm, thường mang tính chất cấp tính. Hầu hết mọi trường hợp đều liên quan đến các loại vi khuẩn xâm nhập và khu trú tại đường mũi họng lâu ngày, dần xâm lấn đến tai.

Quá trình nhiễm trùng sẽ sinh ra dịch và bị ứ đọng lại, gây áp lực lên phần tai giữa, tình trạng này vẫn có thể diễn ra sau khi trẻ đã giảm bớt cơn đau cùng các triệu chứng khác trong vài tuần, hoặc thậm chí đến vài tháng. Lượng dịch ứ đọng kéo dài còn có thể khiến trẻ suy giảm hay mất thính lực, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp và học hỏi của trẻ.

Theo các thông số điều tra, có khoảng 50% trẻ mắc phải các triệu chứng nhiễm trùng tai ít nhất một lần trong năm đầu đời

2. Các dấu hiệu nhiễm trùng tai của trẻ bao gồm?

Các dấu hiệu nhiễm trùng tuy không quá nhiều như dễ nhận biết ở trẻ như:

  • Tai đau, sưng đỏ, nghe tiếng lùng bùng ở tai.
  • Xuất hiện dịch tiết (nước, mủ,…) chảy ra từ tai, thường kèm theo mùi hôi khó chịu hoặc không.
  • Thường xuyên dùng tay sờ lên tai, ngoáy tai,…
  • Sốt (thường kèm theo mệt mỏi, buồn nôn, nôn,…).
  • Khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, chán ăn, khó ngủ,…

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tai thường được phát hiện sớm do các dấu hiệu dễ nhận biết. Nhưng nếu tiến triển bệnh kéo dài đến giai đoạn nghiêm trọng hơn, trẻ có thể suy giảm hoặc mất thính giác tạm thời, thậm chí là vĩnh viễn.

Tình trạng viêm nhiễm khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn,…

3. Nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ

  • Cấu trúc của tai

Do cấu trúc vòi nhĩ của trẻ nằm ngang, rộng và ngắn hơn, có đôi chút khác biệt so với người trưởng thành, là yếu tố thuận lợi để các dịch tiết mang theo vi khuẩn từ họng hoặc từ bên ngoài xâm nhập dễ dàng vào tai giữa, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

  • Vệ sinh

Tai là vị trí lý tưởng cho các loài yếu tố gây hại bởi độ ẩm ướt vốn có. Nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, lượng vi khuẩn tích tụ nhiều tại đây, sau một thời gian sẽ dẫn đến các dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ.

  • Môi trường

Lúc thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa, hay ở thời điểm mùa đông, mùa mưa có tính ẩm cao cũng là một trong những yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị viêm nhiễm ở tai.

Ngoài ra, việc trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất,… sẽ càng gia tăng các nguy cơ gây bệnh ở trẻ, không chỉ nguy cơ bị tổn thương ở tai mà còn rất nhiều các bệnh lý khác, cũng như các biến chứng kèm theo của chúng.

  • Các bệnh lý liên quan

Vì sức đề kháng non yếu, hệ thống bạch huyết phát triển chưa hoàn chỉnh khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan,… Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể lây lan đến tai, dẫn đến các dấu hiệu nhiễm trùng gây hại cho trẻ.

Các vi khuẩn trong đường hô hấp di chuyển đến tai sẽ dẫn đến các dấu hiệu nhiễm trùng

4. Điều trị các dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ như thế nào?

Nhiễm trùng tai nếu được phát hiện sớm, thông thường các triệu chứng ban đầu vẫn chưa có tính chất nghiêm trọng, vì vậy các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng mà nên đưa bé đi thăm khám sớm nhất có thể. Trẻ sẽ được kiểm tra các chỉ số về thể chất, cùng với thực hiện soi tai để thăm dò tình trạng viêm nhiễm ở tai, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dịch mủ tai nếu cần thiết.

Một số phương pháp thường được áp dụng điều trị như sau:

+ Giảm đau

Nếu trẻ bị ảnh hưởng nhiều từ các cơn đau từ tai và không cảm thấy thuyên giảm sau vài ngày hay sau khi nghỉ ngơi. Bé có thể sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thường đi kèm với tác dụng hạ sốt, giúp bé giảm bớt cũng như phòng ngừa các cơn sốt sốt nếu thân nhiệt tăng bất thường.

+ Kháng sinh

Nếu bé cần phải sử dụng thuốc kháng sinh, bố mẹ cần ghi nhớ kỹ hướng dẫn sử dụng, cũng như theo sát bé để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để báo lại cho bác sĩ, giúp hỗ trợ can thiệp các tác dụng phụ của thuốc mộc các kịp thời và điều chỉnh phác đồ điều trị.

+ Điều trị tại nhà

Phụ huynh cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà, giúp hỗ trợ giảm bớt các dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ theo như một số gợi ý sau đây:

  • Làm sạch: sử dụng khăn, gạc sạch thấm nước ấm lau sạch tai cho trẻ mỗi ngày. Lưu ý phải thấm khô tai trẻ sau khi vệ sinh. Chú ý làm sạch cho trẻ sau mỗi lần trẻ chơi đùa, đổ mồ hôi nhiều, sau khi tắm,…
  • Dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ, nhất là sữa mẹ. Nếu trẻ không chịu ăn, bạn có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, kết hợp với những món trẻ thích hoặc những phần thưởng nho nhỏ nếu trẻ chịu ăn xong.
  • Tư thế: bạn nên tạo thói quen cho trẻ luôn giữ đầu thẳng đều hỗ trợ lưu thông dịch tiết ở tai, đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về sau.
  • Tránh tác động từ môi trường: bạn cần hạn chế để trẻ phải tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, không để trẻ tham gia các hoạt động dưới nước trong suốt thời gian trẻ mắc bệnh.
  • Với các bệnh lý khác: nếu trẻ đang mắc phải các bệnh lý khác, nhất là các bệnh viêm đường hô hấp, nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, kiên trì điều trị theo đúng liệu trình để ngăn ngừa các biến chứng liên quan nói chung và các dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ nói riêng.

Đưa trẻ đi thăm khám ngay từ sớm chính là bước quan trọng nhất giúp bé được điều trị hiệu quả

Các dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ ban đầu dường như không có tính chất nghiêm trọng. Nhưng nếu bé không được thăm khám sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *