CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Làm cách nào để điều trị bệnh vảy nến triệt là vấn đề thực sự nan giải đối với mắc phải lẫn bác sĩ điều trị. Nhằm giúp bệnh nhân ổn định tình trạng sức khỏe, cải thiện triệu chứng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều phương pháp chữa bệnh vảy nến khác nhau. Các độc giả có thể tham khảo qua bài viết này.

1. Bệnh vảy nến có chữa dứt điểm được không?

Vảy nến là một trong số các vấn đề ngoài da có liên quan đến chức năng của hệ miễn dịch và yếu tố di truyền. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh vảy nến triệt để vẫn còn là một ẩn số với nền y học. Tất cả các biện pháp được áp dụng cho bệnh nhân bị vảy nến ngày nay đều nhằm mục đích ổn định và hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị vảy nến nên tốt nhất mọi người cần tự chủ động phòng tránh bệnh

Không chỉ chưa có thuốc đặc trị, nguyên nhân gây ra căn bệnh này cũng chưa được xác định rõ ràng. Chính vì điều này mà người bị bệnh sẽ phải đối mặc với tình trạng tổn thương trên da suốt đời. Mặc dù khả năng dẫn đến tử vong thấp nhưng bệnh vảy nến lại gây ra nhiều ảnh hưởng về chất lượng cuộc sống, sự tự ti với vẻ bề ngoài. Các tác động trên da gây ngứa ngáy, khó chịu, lở loét khiến bệnh nhân đau đớn.

2. Điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu có biện pháp điều trị đúng kết hợp với lối sống và tinh thần của bệnh nhân thì vảy nến vẫn có thể kiểm soát. Phương pháp điều trị bệnh vảy nến truyền thống nhất áp dụng từ xưa đến nay là sử dụng các loại thuốc nhằm cải thiện triệu chứng.

✧ Thuốc bong vảy nến

Từ trước đến nay, hầu hết các bệnh nhân vảy nến ở mức độ nhẹ, chưa có biểu hiện bội nhiễm trên da sẽ được chỉ định các loại thuốc có chứa từ 2 – 15% Axit Salicylic. Thuốc có thể sử dụng với các loại kem bôi khác như Corticoid để điều trị các tế bào sừng hóa dày.

Người bệnh nên rửa sạch phần da bị tổn thương, lâu khô sau đó mới bôi thuốc để đạt hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc làm bạt sừng, bong vảy nến có cảm giác nóng, rát hay ngứa nhiều hơn thì ngưng thoa kem và hỏi ý kiến của chuyên gia.

✧ Thuốc chứa Corticoid

Một số loại thuốc như Flucinar, Dermovate, Eumovate, Tempovate, Diprosone,… có chứa thành phần Corticoid giúp làm mềm da, giảm khô cứng và khắc phục tình trạng ngứa ngáy, đau rát. Corticoid có công dụng kháng viêm mạnh mẽ nên thường được chỉ định với các bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ tổn thương da nghiêm trọng.

Tuy nhiên, thuốc gây nhiều tác dụng không mong muốn, có thể dẫn đến teo da. Vì vậy, khi sử dụng cần phải có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần phải dùng đúng theo liều lượng mà bác sĩ kê toa, không được tự ý bôi thuốc có thể khiến tình trạng tổn thương da nặng hơn.

Các loại kem bôi chứa Corticoid được sử dụng nhằm cải thiện các biểu hiện khó chịu trên da

✧ Thuốc Anthralin

Thuốc bôi Anthralin có công dụng ức chế một số enzyme hình thành tế bào da nhằm cải thiện tình trạng bong tróc, đóng vảy, khô cứng khi bị bệnh. Chính vì vậy mà người bị vảy nến có thể xoa dịu các cơn đau, ngứa ngáy và tránh tình trạng lan rộng sang vùng da khác.

Thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ. Những trường hợp vảy nến nặng, thuốc Anthralin thường cho hiệu quả thấp.

✧ Thuốc uống

Các loại thuốc uống thường được chỉ định khi người bệnh vảy nến bị tổn thương da trên diện rộng. Hầu hết các loại thuốc được dùng như Methotrexate, Cyclosporine, Prednisolone,… nhằm ức chế miễn dịch và sự tăng sinh tế bào, chống viêm. Nhờ đó mà có tác dụng hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh vảy nến toàn thân.

Tuy nhiên, các loại thuốc này thường gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, viêm, loét dạ dày, đau đầu, buồn nôn,… Do đó mà các chỉ định sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không được tự ý dùng dưới bất kỳ hình thức nào.

Các loại thuốc uống có chứa thành phần Corticoid có hiệu quả đối với bệnh vảy nến trên diện rộng nhưng gây nhiều tác dụng phụ

Nhóm thuốc ức chế TNF bao gồm Infliximab, Etanercept, Adalimumab có ý nghĩa đối với quá trình điều trị tình trạng viêm trong bệnh vảy nến. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng điều trị thấp khớp hay viêm khớp dạng thấp tiến triển. Cần phải thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này do khả năng làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành khối u.

3. Điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học

Thuốc sinh học có chứa các thành phần của cơ thể sống hay chế phẩm được sản xuất từ cơ thể sống. Đối với phương pháp điều trị bệnh vảy nến, năm 2003, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã chứng nhận Efalizumab (Raptiva) được phép áp dụng ở thể mảng vừa hoặc nặng. Ngoài ra, những bệnh nhân bị bệnh vảy nến không sử dụng được nhóm kháng thể TNF alpha cũng có thể sử dụng Efalizumab.

Mặc dù thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bị vảy nến cần lưu ý như sau:

  • Không sử dụng thuốc sinh học Efalizumab đối với người bị bệnh vảy nến thể khớp.
  • Cần phải tiến hành xét nghiệm số lượng tiểu cầu mỗi tháng một lẫn ở ba tháng đầu khi sử dụng thuốc.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng tình hình sức khỏe của người bệnh, tiến hành xét nghiệm HCG, xét nghiệm công thức máu, phân tích số lượng tế bào máu và chụp X – quang trước khi tiến hành dùng thuốc.
  • Người bị vảy nến còn cần phải kiểm tra CD4 trước khi được sử dụng thuốc sinh học và cứ 2 tuần thực hiện lại 1 lần trong suốt quá trình điều trị.
  • Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt hay nhiễm trùng cơ hội.
  • Trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tuần điều trị đầu tiên, bệnh nhân có thể bùng phát đợt cấp của vảy nến. Trường hợp ngưng sử dụng thuốc sinh học, bệnh có nguy cơ tái phát trở lại.
  • Những trường hợp phải cẩn thận khi sử dụng thuốc sinh học để điều trị bệnh vảy nến bao gồm người già, người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, mắc chứng giảm tiểu cầu, đang dùng vaccine sống hay bị các bệnh nhiễm trùng khác.
  • Những đối tượng bị dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và phụ nữ mang thai sẽ không áp dụng điều trị vảy nến bằng phương pháp này.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh vảy nến thích hợp. Chính vì vậy mà những phương pháp nói trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng bệnh mới được chỉ định dùng thuốc.

Thuốc sinh học Efalizumab đã được nghiên cứu và áp dụng điều trị bệnh vảy nến thể mảng vừa và nặng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *