TRIỆU CHỨNG NẤM DA HẮC LÀO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Bệnh nấm da hắc lào rất phổ biến ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, kèm theo đó, tình trạng vệ sinh kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh lây lan nhanh hơn. Nếu điều trị sớm, bệnh sẽ có thể được điều trị khỏi, nếu để bệnh lâu ngày, dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn thì việc điều trị sẽ khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng nấm da hắc lào cũng như phương pháp điều trị và cách phòng ngừa.

1. Triệu chứng nấm da hắc lào

Bệnh nấm da hắc lào là do tình trạng nhiễm nấm gây ra. Có khoảng 40 loại nấm có thể gây bệnh, phổ biến nhất là các loại nấm sau: Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton,…

Bệnh nấm da hắc lào là do tình trạng nhiễm nấm gây ra

Những loại nấm này sẽ phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Đặc biệt, những người da dầu, hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Một số vùng thường bị nhiễm nấm bao gồm: Bàn chân, bàn tay, háng, mặt phía trong đùi, da đầu, móng tay, cánh tay, chân,…

Một số triệu chứng nấm da hắc lào có thể kể đến như:

  • Ở da chân, da tay, mông hay thân mình của người bệnh có xuất hiện một vùng da có hình tròn, rất dễ nhận biết, vùng da này có vảy mỏng và có tình trạng sưng đỏ.
  • Vùng da nhiễm bệnh có thể bị ngứa.
  • Tình trạng da bị bệnh sẽ ngày càng lan rộng, các vòng tròn trên da có hiện tượng chồng chéo lên nhau.
  • Khi xuất hiện những vùng da bị bệnh, việc cào gãi ngứa gây chảy nước tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây lây nhiễm cho người khác.

Vùng da nhiễm bệnh có thể bị ngứa

Trong trường hợp người bệnh xuất hiện tình trạng bội nhiễm vi khuẩn sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Đau nhức, sưng và mẩn đỏ nhiều hơn, có hiện tượng hoại tử da, nóng rát.
  • Vùng da bị bệnh lan rộng nhanh chóng.
  • Có hiện tượng chảy mủ.
  • Người bệnh sốt cao mà không rõ nguyên nhân.

2. Những con đường lây truyền bệnh nấm da hắc lào

Bệnh có thể lây truyền qua những con đường dưới đây:

  • Tiếp xúc với người bệnh: Nếu tiếp xúc trực tiếp với da bị bệnh, bạn cũng rất dễ bị lây nhiễm.
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: Khi tiếp xúc với một loài động vật đang mang mầm bệnh, chẳng hạn như vuốt ve chó, mèo mắc,… thì bạn sẽ có nguy cơ lây nhiễm.
  • Tiếp xúc với đồ vật mang mầm bệnh: Nếu người và động vật nhiễm bệnh đã chạm vào những loại đồ vật như quần áo, chăn ga, gối đệm, giường, bàn chải,… và bạn vô tình chạm vào thì cũng sẽ có thể bị lây bệnh.
  • Tiếp xúc với nguồn đất có mầm bệnh, bị nhiễm nấm thì nguy cơ bị bệnh cũng sẽ cao.

Dùng chung đồ cá nhân có nguy cơ lây lan

  • Bên cạnh đó, một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bao gồm: Những người sống trong các vùng khí hậu ẩm nóng, vận động viên các môn thể thao có tính chất phải tiếp xúc trực tiếp với da (đấu vật,…), người hay mặc quần áo bó sát, người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Ngay khi phát hiện cơ thể có triệu chứng nấm da hắc lào, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được được chẩn đoán và điều trị. Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ có thể lấy mẫu da nghi ngờ nhiễm nấm để xét, phân tích dưới kính hiển vi. Sau đó, sẽ đưa ra kết luận cuối cùng và phác đồ điều trị bệnh.

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Cụ thể như sau:

  • Đối với các trường hợp nhẹ: Với mức độ nhẹ, người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Phần lớn bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kem, thuốc mỡ bôi da, thuốc trị nấm để điều trị. Thông thường sau khoảng 7 ngày, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện.
  • Với các trường hợp bệnh nặng, khi những triệu chứng bệnh kéo dài và với mức độ nghiêm trọng: Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi hoặc có thể kèm theo một số loại thuốc uống để trị nấm. Một số ít loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra chức năng gan trong quá trình điều trị để điều chỉnh lượng thuốc hợp lý.
  • Thời gian điều trị: Mỗi trường hợp sẽ có thể điều trị kéo dài khác nhau. Thông thường với những trường hợp nấm toàn thân và với phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể khỏi bệnh sau 4 tuần. Với những người bị nấm ở chân thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.

Bôi thuốc để điều trị hắc lào

  • Những lưu ý trong quá trình điều trị: Khi điều trị để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên chú ý uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, nên giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt vùng da bị bệnh cần phải khô ráo và thoáng, không gãi hay cọ xát, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, mặc các loại quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

4. Phương pháp phòng ngừa bệnh nấm da hắc lào

Để phòng ngừa căn bệnh nấm da hắc lào, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Nên thường xuyên rửa tay khi sinh hoạt, làm việc tại các khu vực công cộng như trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, phòng tập gym, thay đồ,… để tránh bị lây nhiễm các bệnh ngoài da nói chung và bệnh nấm da hắc lào nói riêng.
  • Giữ cơ thể luôn khô, thoáng: Đặc biệt trong khi thời tiết ấm và nồm ẩm thì bạn không nên mắc quần áo quá dày, tránh việc đổ mồ hôi quá nhiều tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
  • Có thể động vật bị nhiễm bệnh như bạn không để ý vì thế không nên tiếp xúc gần với các loại động vật để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, chẳng hạn như quần áo, khăn tắm, lược,… hay nhiều đồ vật khác, để phòng ngừa bị lây nhiễm các bệnh ngoài da, trong đó có nấm da hắc lào.
  • Không nên sử dụng nhà tắm ở những nơi công cộng.
  • Nên lựa chọn những loại đồ lót có chất liệu thấm hút mồ hôi và không nên mắc quá chất để phòng ngừa bệnh.
  • Nên đi tất và đi các loại giày có đế mềm để đôi chân của bạn luôn được khô ráo, thoáng.

Hi vọng những thông tin về triệu chứng nấm da hắc lào cũng như phương pháp điều trị đã giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách phòng ngừa bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *