TÌM HIỂU BỆNH VIÊM AMIDAN? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐÁNH BAY BỆNH HIỆU QUẢ

Viêm amidan “hành hạ”, khiến bạn khó chịu, mệt mỏi. Bạn mong muốn tìm được phương pháp đẩy lùi bệnh hiệu quả và nhanh chóng? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh đường hô hấp dai dẳng này và tìm ra cách xử lý bệnh hiệu quả.

Bệnh viêm amidan là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh

Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp đang ngày càng trở nên phổ biến do ảnh hưởng từ lối sống hiện đại và tình trạng ô nhiễm môi trường.

Viêm amidan cấp tính, mãn tính là gì?

Amidan nằm ở 2 bên cổ họng, có nhiệm vụ tiết ra kháng thể tiêu diệt vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ quan hô hấp dưới. Viêm amidan xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, amidan không đủ khả năng tiêu diệt hết vi khuẩn, vi rút có hại, khiến cơ quan này bị chúng tấn công, sinh ra phản ứng nhiễm trùng.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Bởi nhóm đối tượng này có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Viêm amidan có 2 thể là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.

  • Viêm amidan cấp tính

Bệnh hình thành do vi khuẩn, vi rút hoặc liên cầu khuẩn beta A gây nên. Chủ yếu gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Viêm amidan cấp tính gây nên tình trạng viêm, sưng, hoặc nổi mủ trắng ở niêm mạc amidan khiến người bệnh gặp các triệu chứng khó chịu.

  • Viêm amidan mãn tính

Khi tình trạng cấp tính bị tái đi tái lại nhiều lần và chữa mãi không khỏi sẽ dẫn đến bệnh viêm amidan mãn tính. Thể bệnh này thường gặp ở người lớn và thanh niên. Bệnh viêm amidan mãn tính gồm 3 dạng: Viêm amidan quá phát (to lên), viêm amidan xơ teo (nhỏ đi) hoặc viêm amidan hốc mủ. Amidan quá phát có thể sưng to như 2 hạt hạnh nhân trong khoang họng, gây cản trở và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhai, nuốt của người bệnh.

Viêm amidan gây nên đau đớn và khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân gây viêm amidan

Bệnh viêm amidan xảy ra chủ yếu do vi khuẩn (vi khuẩn liên cầu thận, cầu tan huyết nhóm A, chủng ái khí và yếm khí, tụ cầu…), vi rút (Influenza, Enterovirus, Parainfluenza, Adenovirus…) xâm nhập và gây bệnh.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh viêm amidan có thể hình thành bởi các yếu tố sau:

  • Thói quen vệ sinh khoang miệng không đúng cách: Khoang miệng không sạch sẽ tạo điều kiện môi trường thuận tiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Sự thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh, thay đổi về độ ẩm… khiến người bệnh chưa kịp thích nghi
  • Ô nhiễm môi trường, khói bụi
  • Dùng các thực phẩm lạnh như đá lạnh, kem, thực phẩm đông mát thường xuyên.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan

Ở mỗi thể bệnh khác nhau, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng bệnh khác nhau. Căn cứ vào các triệu chứng bản thân đang mắc phải, bệnh nhân cũng có thể phần nào biết được tình trạng và mức độ bệnh của mình, cụ thể:

Triệu chứng viêm amidan cấp tính

  • Đau, ngứa rát cổ họng: Người bệnh cảm giác như bị vướng dị vật trong cổ họng, ngứa và lúc nào cũng muốn khạc, hắng giọng.
  • Sưng amidan, có nhiều dịch họng
  • Có các đốm trắng li ti nổi trên bề mặt niêm mạc amidan
  • Đau đầu, đau tai
  • Sốt nhẹ, một số trường hợp có thể sốt cao lên tới 39 độ C

Dấu hiệu viêm amidan mãn tính

Ở giai đoạn đầu khi người bệnh mắc viêm amidan mãn tính, các dấu hiệu bệnh không quá rõ ràng, sẽ khó nhận biết. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng bệnh như sau:

  • Người bệnh có thể bị hôi miệng kể cả khi được vệ sinh sạch sẽ
  • Cảm giác khó chịu và vướng ở cổ họng khi nuốt thức ăn
  • Thường xuyên bị sốt về chiều
  • Ho nhiều hơn, thường ho vào buổi sáng sau khi ngủ dậy
  • Đau họng gây rát, ngứa khiến giọng nói của bệnh nhân thay đổi
  • Đối với trường hợp trẻ em, bé có thể xuất hiện tình trạng chảy dãi, quấy khóc, thở khò khè…

Triệu chứng bệnh viêm amidan thường cải thiện sau 7 – 10 ngày, người bệnh hồi phục nhanh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sức đề kháng kém (trẻ nhỏ, người già…), bệnh nặng hoặc không được chăm sóc, khắc phục đúng cách, viêm amidan sẽ dai dẳng và quay trở lại nếu gặp điều kiện thích hợp.

Viêm amidan mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm cầu thận, thậm chí là ung thư vòm họng. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu viêm amidan, người bệnh cần chủ động có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm ngăn chặn biến chứng.

Đi tìm giải pháp chữa bệnh viêm amidan hiệu quả

Để đánh bay bệnh viêm amidan, người bệnh có thể sử dụng phương pháp Tây y, Đông y hay áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà. Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Vậy đâu là giải pháp tối ưu dành cho người bệnh?

✧ Chữa viêm amidan tại nhà bằng mẹo dân gian có dứt bệnh?

Dân gian truyền tai nhau nhiều mẹo loại bỏ viêm amidan tại nhà hiệu quả từ nước tía tô, súc miệng bằng nước muối, nhai hạt mướp đắng, uống nước chanh đào mật ong, nước tỏi… Đây là cách làm dịu cảm giác đau rát ở họng và amidan nhanh, giảm hiện tượng sưng, vướng đờm ở cổ họng và ít gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên, mẹo dân gian đẩy lùi bệnh viêm amidan cấp tính, mãn tính thường không mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc rất lớn vào cơ địa người bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

✧ Điều trị bằng Tây y có thật sự hiệu quả?

Thông thường, để giảm triệu chứng của viêm amidan, Tây y có hai cách: Một là dùng thuốc uống, hai là phẫu thuật cắt amidan.

  • Dùng kháng sinh đẩy lùi viêm amidan: Không phải lúc nào cũng công hiệu!

Với lựa chọn dùng thuốc để làm giảm triệu chứng, Tây y thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt, chống viêm nhằm ngăn chặn triệu chứng sốt cao gây co giật và hạn chế giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm.

Điều đáng nói là khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, tại Việt Nam đang tồn tại thực trạng người dân tự ý mua và sử dụng thuốc tây một cách “bừa bãi”.

Thuốc Tây y giúp người bệnh hạ sốt nhanh, giảm hầu hết các triệu chứng của bệnh. Hạn chế là, thuốc chỉ tập trung vào giải quyết triệu chứng, không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh.

Ngoài ra, thành phần thuốc chứa nhiều chất hóa học có thể gây tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe như hạ đường huyết, tăng huyết áp, lở loét và đau dạ dày, suy gan, thận…Đồng thời, việc lạm dụng thuốc khiến cơ thể người bệnh kháng thuốc, từ đó gây ra những khó khăn khi đẩy lùi bệnh sau này.

  • Cắt amidan và hiểm họa khôn lường!

Riêng với trường hợp mắc viêm amidan hốc mủ, mãn tính, người bệnh có thể được chỉ định cắt amidan. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, xuất huyết, áp xe hoặc gây đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Hơn thế nữa, việc cắt bỏ amidan sẽ loại bỏ hoàn một hàng rào quan trọng trong bảo vệ đường hô hấp. Về sau, người đã cắt amidan có thể dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp hơn bình thường.

Cắt amidan tồn tại những nguy hiểm thường trực tới đường thở

Nhiều người nghĩ cắt amidan chỉ là tiểu phẫu đơn giản nên khi thực hiện sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết: “Thực chất, cắt amidan không phải là tiểu phẫu mà là phẫu thuật thực thụ và có những nguy hiểm thường trực, đặc biệt là đường thở“.

Thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng công hiệu? Cắt amidan tồn tại nhiều nguy hiểm khôn lường. Vậy người bệnh còn có giải pháp nào khác tối ưu hơn?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *