CHUYÊN GIA TƯ VẤN: CÓ NÊN CẮT AMIDAN KHÔNG? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Có nên cắt amidan không là thắc mắc chung của đa số người bệnh. Thực tế việc nên cắt hay không sẽ do bác sĩ chỉ định dựa theo tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, tái phát nhiều lần trong năm thì bắt buộc bạn phải áp dụng phương pháp này.

Có nên cắt amidan hay không?

Với vấn đề có nên cắt amidan hay không, các chuyên gia y tế cho biết nếu amidan bị viêm nặng và tái phát nhiều lần thì nên cắt. Ngược lại, bạn không nên phẫu thuật loại bỏ amidan trong trường hợp amidan khỏe mạnh, ít viêm nhiễm.

Thông thường viêm amidan tái phát khoảng 5 đến 6 lần một năm được xem là nhiều. Điều này sẽ hình thành nên các kháng thể chạy đến máu và tích tụ lại ở tim, thận. Thông qua đó sẽ gây ra các biến chứng nặng của viêm amidan như suy tim, hở van tim, viêm cầu thận cấp tính, tiểu ra máu hay thấp khớp,…

Việc có nên cắt amidan hay không sẽ do bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn cắt amidan khi:

  • Nên cắt khi amidan quá to, gây khó khăn trong việc hô hấp như khó thở, thở hụt hơi thậm chí ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm amidan đã phát triển từ giai đoạn cấp tính lên mãn tính. Đồng thời gây ra các biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm như viêm hạch cổ, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận và cả viêm khớp,…
  • Viêm amidan đỏ có chất xuất tiết kèm hiện tượng sốt, đau họng, nổi hạch cổ xảy ra tới 7 lần/năm. Hoặc tình trạng này chỉ xuất hiện 5 lần/năm nhưng nhưng lại trong 2 năm liền kề nhau thì cũng nên cắt.
  • Xét nghiệm phết họng thì phát hiện ra liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
  • Thông thường, trẻ dưới 5 tuổi không được khuyến khích cắt amidan. Bởi đây là độ tuổi cho dù có cắt amidan thì cũng sẽ rất dễ mọc lại. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ có các triệu chứng nguy hiểm, thì cần loại bỏ một phần hoặc toàn bộ amidan bằng cách phẫu thuật.

Viêm amidan chống chỉ định cắt trong trường hợp:

  • Cắt viêm amidan sẽ chống chỉ định tuyệt đối với người mắc bệnh tim nặng, bệnh lao hoặc máu trắng.
  • Bác sĩ có thể chống chỉ định tạm thời với trường hợp bệnh nhân đang viêm nhiễm cấp tính vùng họng, nhiễm virus cấp, hay có cơ địa dị ứng, hở hàm ếch, hen suyễn.
  • Nếu bệnh nhân đang tiêm vắc xin chống bại liệt, trong khoảng 2 tuần và với vắc xin phòng lao trong khoảng 6 tháng tạm thời sẽ không được phép cắt amidan.
  • Bác sĩ cũng sẽ hạn chế tối đa việc cắt amidan khi thời tiết quá lạnh hoặc có nắng hoặc đang trong mùa dịch về hô cấp.

Cắt amidan có gây nguy hiểm hay không? Biến chứng có thể gặp

Không ít người lo ngại rằng có nên cắt amidan không hay cắt amidan cói bị đau hay gây ra các biến chứng về sau không. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc cắt amidan đã trở nên đơn giản và dễ chịu hơn nhiều. Đa số các bệnh viện sẽ áp dụng một số phương pháp hiện đại như cắt bằng kỹ thuật coblator, bằng dao điện, laser hay sluder,… Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan, bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày hoặc chỉ phải ở viện 1 đêm để theo dõi.

Phương pháp cắt amidan hiện nay hạn chế tối đa những biến chứng có thể gặp

Tuy nhiên, trong số ít trường hợp, khi phẫu thuật cắt không thành công như mong đợi, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng sau mổ như:

  • Bị xuất huyết: Tình trạng này thường gặp khi bác sĩ chưa có kinh nghiệp, không đủ chuyên môn nghề nghiệp, cắt không đúng kỹ thuật. Điều này gây nên tình trạng rối loạn đông máu trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
  • Amidan chưa cắt dứt điểm, vẫn có thể gây tình trạng viêm, sưng.
  • Giọng nói sau khi phẫu thuật cắt amidan có thể bị thay đổi trong khoảng 1 thời gian nhất định.
  • Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện triệu chứng sốt, đau và ù tai sau khi phẫu thuật.
  • Người bệnh bị đau, khó khăn trong vấn đề ăn, uống dẫn tới sụt cân, mất nước. Qua đó khiến vết phẫu thuật bị nhiễm khuẩn, lâu hồi phục.

Những phương pháp cắt amidan thông dụng hiện nay?

Hiện nay, đa số các bệnh viện đều áp dụng các kỹ thuật cắt amidan hiện đại. Đặc biệt phải kể tới các phương pháp như cắt amidan bằng coblator, laser hay sóng siêu âm.

Cắt amidan bằng coblator: Là phương pháp phẫu thuật được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Kỹ thuật này sử dụng năng lượng từ sóng radio để tạo nên dịch trường plasma ngăn cách giữa điện cực và mô. Cho dòng điện chạy qua lớp dịch này, kết hợp với đầu dò đa chức năng sẽ tác động tới mô tế bào amidan bị viêm, khiến chúng bị oxy hóa và phá hủy dần.

Cắt amidan bằng laser: Các bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng từ sóng ánh sáng laser để cắt bỏ vùng amidan bị viêm nhanh chóng, hiệu quả.

Cắt amidan bằng laser có ưu điểm lớn nhất là vị trí cắt đảm bảo độ chính xác tuyệt đối

Dùng phương pháp Sluder để cắt amidan: Phương pháp Sluder dùng để cắt amidan được phát minh bởi ông Greenfield Sluder là vị giáo sư đại học Saint Louis ở Bắc Mỹ. Kỹ thuật này được thực hiện khi khối amidan cần loại bỏ có kích thước tương đối lớn, đồng thời có thể di động dễ dàng, không bị dính vào hố amidan. Phương pháp Sluder chủ yếu được bác sĩ chỉ định cắt amidan cho đối tượng trẻ nhỏ và thiếu niên.

Cắt amidan bằng dao điện: Đây là phương pháp sử dụng giao cắt được kết nối với nguồn điện có điện năng ở mức độ phù hợp giúp loại bỏ amidan bị viêm ra khỏi vùng họng.

Ngoài những phương pháp vừa đề cập ở trên thì vẫn còn những kỹ thuật cắt amidan khác đã từng được áp dụng như sử dụng dao, kéo hay thòng lọng. Tuy nhiên đây đều là những cách làm truyền thống, tồn tại nhiều hạn chế gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân nên hiện nay rất hiếm được sử dụng.

Những điều cần lưu ý sau khi cắt amidan

Sau khi tiến hành cắt amidan xong, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi sức. Nếu không có vấn đề gì, bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày. Để đảm bảo vết cắt amidan phục hồi nhanh chóng bạn nên lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Trong 2 đến 3 ngày đầu bạn có thể sẽ có cảm giác đau ở cổ họng, hàm và thậm chí cả tai. Chính vì vậy trong khoảng thời gian này, người bệnh phải được nghỉ ngơi hoàn toàn.
  • Nếu cảm thấy đau nhiều sau phẫu thuật cắt amidan, bạn có thể ngậm nước đá để làm giảm cơn đau.
  • Uống điều đặn một số loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách sạch sẽ, hạn chế nói chuyện nhất có thể để tránh ảnh hưởng đến vết thương mới cắt.
  • Chỉ nên ăn các đồ ăn mềm, nhiều nước và dễ nuốt. Tuyệt đối tránh xa các đồ ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cứng.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng lạ như chảy máu tại vết cắt amidan, mất nước hay sốt cao,..
  • Khám định kỳ đúng theo lịch hẹn bác sĩ để kiểm soát được những biến chứng có thể xảy ra.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi có nên cắt amidan hay không. Với phương pháp điều trị này, việc phục hồi nhanh hay chóng phụ thuộc nhiều vào việc bạn lựa chọn cơ sở phẫu thuật uy tín cùng quá trình chăm sóc cẩn thận, an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *