BỆNH VIÊM XOANG MŨI DỊ ỨNG

Viêm mũi dị ứng là biểu hiện của bệnh ở mũi, do niêm mạc mũi bị viêm kèm theo các triệu chứng: hắt hơi, chảy mũi, phù nề niêm mạc mũi, dẫn đến nghẹt mũi, rối loạn sự thông khí, làm ứ đọng dịch trong các xoang và hậu quả là bị viêm xoang mũi dị ứng. Ở Mỹ có khoảng 20% dân số bị viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng thường bắt đầu trước 20 tuổi, cao nhất từ 12 – 15 tuổi. Tuy nhiên mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Bệnh tiến triển ngày một nặng hơn. Trường hợp viêm mũi dị ứng do phấn hoa có thể giảm khi di chuyển khỏi vùng có phấn hoa bệnh sẽ đỡ.

Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng

– Môi trường sống: do bụi nhà, bọ chét, bào tử nấm, lông chó, mèo, chăn gối lông thú.

– Tác nhân theo mùa: phấn hoa, cây cỏ.

– Liên quan đến nghề nghiệp: hóa chất.

– Thực phẩm: các loại thực phẩm như cá, cua, tôm…

Những yếu tố dị ứng

– Cơ địa: cơ thể dễ phản ứng với các vật lạ, mùi lạ.

– Di truyền từ đời trước sang đời sau với một loại dị ứng. Khi cả mẹ và cha đều dị ứng con cái sẽ bị dị ứng nặng hơn.

– Tiếp xúc: thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.

– Khu trú địa lý: ảnh hưởng đến dị ứng hoặc tốt hơn hoặc xấu hơn.

– Sự ô nhiễm: không khí bị ô nhiễm, thậm chí người mẹ hút thuốc con họ có thể bị dị ứng với khói thuốc.

– Dị hình hốc mũi: vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, polyp mũi, VA là yếu tố ảnh hưởng đến viêm mũi dị ứng.

Triệu chứng và chẩn đoán

Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, người bệnh thường thấy ngứa trong mũi, trong họng và cả trong mắt. Kèm theo đó là hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt. Đôi khi mắt cũng bị viêm kết mạc, gây đỏ và đau. Cần chẩn đoán loại trừ viêm kết mạc nhiễm khuẩn, có thể dùng tăm bông lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm nếu có nghi ngờ.

Điều trị

– Điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng histamin, đáp ứng tốt có thể làm giảm sung huyết mũi, giảm ngứa, giảm chảy nước mũi, nhưng có tác dụng phụ là gây buồn ngủ.

– Nếu viêm mũi nhẹ có thể dùng thuốc giảm sung huyết dạng xịt hay nhỏ vào mũi. Không dùng liên tục quá 3 ngày vì có thể làm cho bệnh nặng hơn.

– Trong một số trường hợp có thể điều trị bằng corticosteroid với dạng dùng tại chỗ.

– Thuốc hít sodium cromoglycat có thể chỉ định dùng thường xuyên trong mùa có phấn hoa, nếu phấn hoa là tác nhân gây dị ứng, sẽ ngăn ngừa được cơn dị ứng do thuốc này ức chế phản ứng của cơ thể.

– Với một số loại phấn hoa đặc biệt, việc tiêm dưới da một lượng nhỏ phấn hoa và tiêm nhắc lại nhiều lần có thể giúp cơ thể làm quen với phấn hoa và xóa bỏ được hiện tượng dị ứng.

Trong hầu hết các trường hợp, nếu xác định chính xác tác nhân gây dị ứng thì việc tránh xa tác nhân ấy là biện pháp tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *