CHỨC NĂNG VÀ VỊ TRÍ CỦA DẠ DÀY? CÁC BỆNH DẠ DÀY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Dạ dày (bao tử) là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Nhận biết rõ dạ dày nằm ở đâu, chức năng chính là gì, các bệnh thường gặp liên quan đến dạ dày cũng như hiểu được các biện pháp phòng ngừa bệnh dạ dày sẽ giúp bạn ngừa được các cơn đau dạ dày, đồng thời sớm nhận biết những triệu chứng bất thường của cơ quan này.

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Thuần mộc để biết được dạ dày nằm ở đâu, những bệnh đau dạ dày có liên quan và cách phòng ngừa các bệnh đau dạ dày.

Giải đáp thắc mắc: Dạ dày nằm ở đâu?

Bạn đang thắc mắc dạ dày nằm ở đâu? Dạ dày là một cơ quan hình chữ “J” trong hệ tiêu hóa, nằm ở phần bụng phía trên, bên trái, dưới gan và bên cạnh lá lách. Phần trên cùng của dạ dày nối với một van được gọi là cơ vòng thực quản, do đó, dạ dày nằm giữa thực quản và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non).

Dạ dày có 5 phần với các chức năng khác nhau, bao gồm:

  • Tâm vị: Đây là phần trên cùng của dạ dày, chứa cơ thắt tâm vị (còn gọi là cơ thắt thực quản dưới hay cơ vòng thực quản dưới), có chức năng mở ra để thức ăn đi vào dạ dày và sau đó nhanh chóng đóng lại để ngăn thức ăn và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Đáy vị (phình vị): Đáy vị dạ dày nằm ở đâu? Đây là phần cao nhất của dạ dày, nằm bên cạnh tâm vị, ngay bên dưới cơ hoành. Khu vực này thường không chứa thức ăn mà chỉ chứa không khí được tạo ra trong quá trình tiêu hóa, trừ trường hợp dạ dày quá đầy.
  • Thân vị: Đây là phần phình to nhất và chiếm diện tích nhiều nhất trong dạ dày, nằm giữa đáy vị và hang vị. Thân vị có vai trò co bóp và tiêu hóa thức ăn.
  • Hang vị: Hang vị dạ dày nằm ở đâu? Hang vị nằm bên dưới thân vị, giúp giữ thức ăn cho đến khi sẵn sàng di chuyển vào ruột non.
  • Môn vị: Là phần dưới cùng của dạ dày, bao gồm cơ vòng môn vị, giúp kiểm soát thời gian và cách thức mà các chất chứa trong dạ dày di chuyển đến ruột non.

Như vậy, bạn đã biết được dạ dày nằm ở đâu và cấu tạo của dạ dày theo giải phẫu học. Vậy, chức năng của dạ dày là gì? Mời bạn đọc tiếp để rõ.

Dạ dày nằm ở đâu và chức năng của dạ dày là gì?

Khi đã không còn băn khoăn dạ dày nằm ở đâu, cùng tìm hiểu chức năng của dạ dày. Mặc dù mục đích được nhiều người biết đến nhất của dạ dày là tiêu hóa thức ăn để đưa đến ruột non, nhưng thực tế, dạ dày có 3 chức năng chính:

  • Dự trữ tạm thời thức ăn: Lưu trữ thức ăn đã ăn vào và chuyển vào ruột non với tốc độ tối ưu nhất cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ.
  • Sản xuất các enzym và các tế bào chuyên biệt khác để tiêu hóa thức ăn: Dạ dày tiết ra axit clohydric, chất này giết chết hầu hết các vi sinh vật ăn vào cùng với thức ăn và tiết ra các enzym bắt đầu tiêu hóa protein.
  • Nhào trộn và chuyển hóa thức ăn: Cơ chế chuyển hóa thức ăn và trộn với dịch tiết dạ dày tạo ra một hỗn hợp đặc, lỏng được gọi là dưỡng chấp (chyme).

Dạ dày nằm ở đâu và cơ chế hoạt động là gì? Sau khi nhai và nuốt thức ăn, thức ăn sẽ đi vào dạ dày từ đường ống dẫn thức ăn. Lúc này, pepsin và axit clohydric được giải phóng. Cơ dạ dày tạo ra một chuyển động gợn sóng, kết hợp thức ăn với dịch tiêu hóa. Sau khoảng 2 – 3 giờ, thức ăn đã được tiêu hóa một phần sẽ di chuyển xuống ruột non. Đây là nơi thức ăn bị phân tách thêm và theo thời gian, các dưỡng chất từ thức ăn được hấp thụ vào cơ thể.

Các bệnh liên quan đến dạ dày 

Không chỉ nên tìm hiểu dạ dày nằm ở đâu, việc nắm rõ các bệnh liên quan đến dạ dày có thể giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh dạ dày. Sau đây là một số bệnh phổ biến liên quan đến dạ dày:

  • Loét dạ dày: Tình trạng xói mòn niêm mạc dạ dày, thường gây đau và chảy máu.
  • Viêm dạ dày: Viêm niêm mạc dạ dày, thường gây đau, buồn nôn, có thể do rượu, tác dụng phụ của một số loại thuốc, nhiễm H. pylori hoặc các yếu tố khác gây ra.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Các chất trong dạ dày, bao gồm cả axit, trào ngược lên thực quản, gây ra chứng ợ nóng, ợ chua hoặc ho.
  • Liệt dạ dày: Đây là bệnh do thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn thời gian bình thường, làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Nguyên do là do bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý khác có thể làm giảm sự co bóp của cơ dạ dày. Buồn nôn và nôn là những triệu chứng thông thường.
  • Khó tiêu: Cảm giác khó chịu, đau hoặc nóng rát ở phần trên dạ dày.
  • Bệnh loét dạ dày tá tràng: Gây ra các vết loét trong dạ dày hoặc phần đầu tiên của ruột non (tá tràng).
  • Ung thư dạ dày : Các tế bào ung thư phát triển không kiểm soát trong dạ dày. Hai bệnh ung thư biểu mô tuyến và ung thư hạch chiếm hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày.
  • Rối loạn tiêu hóa: Một tên gọi khác của chứng đau bụng hoặc khó tiêu. Rối loạn tiêu hóa có thể do hầu hết mọi tình trạng lành tính hoặc nghiêm trọng ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison (ZES): Một hoặc nhiều khối u tiết ra hormone dẫn đến tăng sản xuất axit. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng và bệnh loét dạ dày tá tràng là kết quả của chứng rối loạn hiếm gặp này.
  • Giãn tĩnh mạch dạ dày: Ở những người bị bệnh gan nặng, các tĩnh mạch trong dạ dày có thể sưng và phồng lên khi tăng áp lực. Được gọi là giãn tĩnh mạch dạ dày, những tĩnh mạch này có nguy cơ chảy máu cao, mặc dù ít hơn so với giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Xuất huyết dạ dày: Viêm dạ dày, loét hoặc ung thư dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết. 

Các biện pháp giúp dạ dày khỏe mạnh

Dạ dày nằm ở đâu và làm thế nào để có thể giữ cho dạ dày khỏe mạnh? Dưới đây là một số cách phòng ngừa các bệnh lý ở dạ dày:

  • Ăn chậm, nhai kỹ: Không ăn những miếng quá to và nên nhai kỹ trước khi nuốt để tránh nuốt phải không khí gây chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày.
  • Ăn 25-35g chất xơ mỗi ngày (từ các thực phẩm giàu chất xơ), tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính, để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp dạ dày luôn khỏe mạnh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ hoạt động, cân nặng và chiều cao của mỗi người, để thức ăn di chuyển trong dạ dày dễ dàng hơn.
  • Hạn chế rượu, bia, nước có gas, đồ uống có cồn, caffeine… vì có thể gây rối loạn trong dạ dày, dẫn đến bệnh đau dạ dày.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế căng thẳng bằng các biện pháp như yoga, thiền định, vì căng thẳng có thể gây đau nhói dạ dày.
  • Không hút thuốc lá.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được dạ dày nằm ở đâu, chức năng của dạ dày, các bệnh đau dạ dày và cách bảo vệ dạ dày khỏi mắc bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *