TỔNG HỢP 8 NGUÊN NHÂN GÂY DỊ ỨNG PHỔ BIẾN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Xác định đúng nguyên nhân gây dị ứng là một trong những yếu tố cần thiết cho việc điều trị và kiểm soát tình trạng sức khỏe này. Vậy, bạn đã biết yếu tố nào có thể kích thích các phản ứng dị ứng xảy ra chưa?

Nguyên nhân gây dị ứng chủ yếu là dị nguyên. Đây là những yếu tố từ môi trường xung quanh bị hệ miễn dịch “hiểu nhầm” là chất gây hại. Theo các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều dị nguyên và mỗi loại sẽ có cách xử trí, phòng ngừa riêng. Hãy cùng Thuần mộc tìm hiểu top 8 nguyên nhân gây dị ứng phổ biến nhất và làm thế nào để ngăn ngừa chúng nhé.

1. Phấn hoa: nguyên nhân gây dị ứng thường gặp

Phấn hoa là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị dị ứng nhất với các triệu chứng đặc trưng như:

– Ho khan

– Mũi ửng đỏ và nghẹt

– Chảy nước mắt hoặc nước mũi liên tục

Các dấu hiệu dị ứng trên sẽ càng nghiêm trọng nếu người bệnh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Để ngăn ngừa dị ứng phấn hoa, bạn nên:

– Hạn chế ra ngoài vào những thời điểm có nhiều phấn hoa, ví dụ như sáng sớm, trời nóng hoặc nhiều gió.

– Đừng quên đóng cửa sổ và cửa ra vào để hạn chế phân hoa bay vào nhà.

– Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ phấn hoa nếu cần thiết.

2. Lông thú cưng có thật sự là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng?

Thực tế, nguyên nhân chính gây dị ứng trong trường hợp này là vảy da chết cùng nước bọt của động vật chứ không phải lông của chúng. Tuy nhiên, những dị nguyên này sẽ bám lại trên lông thú cưng khi chúng rụng và xâm nhập cơ thể, từ đó kích thích phản ứng dị ứng.

Áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa dị ứng động vật:

– Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thú cưng.

– Hạn chế để thú cưng vào phòng ngủ.

– Vệ sinh nhà cửa định kỳ.

3. Mạt bụi: “nhỏ nhưng có võ”

Theo thống kê, mạt bụi được xem một trong các nguyên nhân gây dị ứng phổ biến nhất khi có đến 40% dân số thế giới gặp rắc rối với những sinh vật nhỏ này. Nguyên nhân gây dị ứng này có thể tồn tại ở hầu hết điều kiện môi trường, đặc biệt là những nơi ẩm ướt. Giường, nệm, thảm và rèm cửa là những nơi sinh sống ưa thích của mạt bụi.

Do đó, để loại bỏ mạt bụi, bạn có thể:

– Tránh trải thảm trong phòng ngủ.

– Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh drap giường cũng như rèm cửa.

– Đừng quên đeo khẩu trang khi dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc nhé.

4. Phải làm sao khi thực phẩm là nguyên nhân gây dị ứng?

Đôi khi, nguyên nhân gây dị ứng có thể đến từ thứ mà bạn ăn, uống hàng ngày, đặc biệt là những thực phẩm như sữa bò, hải sản, đậu phộng hay đậu nành… Khác với tình trạng không dung nạp thức ăn, dị ứng thực phẩm thường nghiêm trọng hơn và có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nếu có tiền sử dị ứng thức ăn, bạn cần:

– Xác định và tránh xa thực phẩm gây dị ứng.

– Kiểm tra thành phần trên bao bì trước khi chọn mua bất kỳ sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn nào.

– Hạn chế ăn ngoài khi bạn không chắc chắn mình có bị dị ứng với bất kỳ nguyên liệu nào trong món ăn hay không.

5. Dị ứng do bị côn trùng đốt

Nguyên nhân bị dị ứng liên quan đến côn trùng chủ yếu đến từ vết cắn hoặc đốt của chúng. Cụ thể hơn, nọc độc từ côn trùng sẽ đi vào cơ thể thông qua vết cắn, đốt và gây ngứa, sưng đỏ trên da. Trong một số trường hợp, các phản ứng dị ứng còn có nguy cơ dẫn đến sốc phản vệ, đặc biệt là những trường hợp bị ong bắp cày hoặc ong vò vẽ đốt.

Bạn có thể chủ động ngăn ngừa nguyên nhân gây dị ứng do bị côn trùng đốt bằng cách:

– Tránh đến những nơi có nhiều côn trùng tụ tập.

– Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.

– Hạn chế xịt nhiều nước hoa vì côn trùng dễ bị dẫn dụ bởi mùi hương nồng.

6. Bạn có biết mùi hương cũng là nguyên nhân gây dị ứng tiềm ẩn?

Một trong những nguyên nhân gây dị ứng phổ biến là mùi hương. Về cơ bản, hương liệu công nghiệp trong mỹ phẩm được tổng hợp từ nhiều loại hóa chất khác nhau. Tuy đã được chứng minh lành tính nhưng vẫn có trường hợp các loại hóa chất trên kích thích phản ứng dị ứng xảy ra, đặc biệt là ở những người tiếp xúc lâu ngày với dị nguyên này hoặc có tiền sử bị viêm da dị ứng tiếp xúc.

Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là không sử dụng các loại mỹ phẩm có mùi nồng. Nếu đang chọn mua sản phẩm mới, hãy thử trước trên da tay.

7. Bị dị ứng thuốc nên làm gì mới tốt?

Thuốc cũng là một nguyên nhân gây dị ứng. Các thành phần trong thuốc cũng có khả năng trở thành nguyên nhân gây dị ứng ở một số người. Đây là tình trạng nghiêm trọng, cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá và điều trị hiệu quả ngay từ đầu.

Nếu chưa biết bị dị ứng thuốc phải làm sao, việc đầu tiên bạn cần làm là báo với bác sĩ về tình trạng của mình trước khi được kê toa thuốc. Bác sĩ sẽ cân nhắc và tìm kiếm những thuốc có tác dụng tương tự nhưng lành tính hơn cho bạn.

8. Dị ứng với khói: chớ nên xem thường!

Một nguyên nhân gây dị ứng khác mà mọi người cần lưu ý là khói. Thực tế hầu hết trường hợp dị ứng khói sẽ nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên, nguyên nhân gây dị ứng là khói lại là vấn đề nguy hiểm đối với những người có tiền sử hen suyễn, vì khói có thể kích thích các triệu chứng bệnh rở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu có tiền sử dị ứng với khói, bạn nên tránh xa những khu vực có nhiều khói. Trong trường hợp bắt buộc, hãy ngồi ngược hướng gió để khói không bay đến mình. Ngoài ra, tập thói quen đeo khẩu trang khi ra đường không chỉ giúp chặn khói mà còn bảo vệ bạn trước những dị nguyên trong môi trường khác, ví dụ như phấn hoa, lông động vật…

Nhìn chung, có thể thấy nguyên nhân tiềm ẩn gây dị ứng đến từ rất nhiều yếu tố bình thường trong môi trường. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về các dị nguyên thường gặp và chủ động hơn trong việc phòng ngừa chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *